Phương pháp xác định vi sinh vật tổng số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất bảo quản đến thời hạn sử dụng của đậu phụ (Trang 42 - 43)

Nguyên tắc: Nuôi cấy một lượng mẫu nhất định hoặc mẫu đã pha loãng trên môi trường thạch dinh dưỡng ở nhiệt độ 30 ± 10 C trong điều kiện yếm khí trong khoảng thời gian từ 48 – 72h sau đó đếm số khuẩn lạc mọc trên đó từ đó có thể đếm được số tế bào sống có trong mẫu phân tích (chú ý chọn độ pha loãng thích hợp sao cho số khuẩn lạc trên mỗi đĩa petri trong khoảng 30 – 300).

Phương pháp tiến hành

- Chuẩn bị môi trường nuôi cấy : môi trường xác định vi sinh vật tổng số là môi trường TGA(Tripton – Glucose – Agar)

Môi trường nuôi cấy(TGA: Tripton – Glucose – Agar)

STT Thành phần Khối lượng 1 Pepton 5 g 2 Glucose 4 g 3 Cao nấm men 2,5g 4 Agar 15g 5 Nước cất 1 lít Khử trùng 20 phút nhiệt độ 1210C

- Pha loãng mẫu: nghiền nhỏ đậu phụ bằng cối chày sứ, trộn đều, cân 1 gam mẫu, pha loãng tới nồng độ 10-2, 10-3(thao tác không quá 30 phút)

- Cấy mẫu: lấy 100μl mẫu đã pha loãng cấy trên đĩa petri có môi trường TGA, mỗi nồng độ pha loãng cấy 3 đĩa, sau đó nuôi trong tủ ấm ở 370C sau 48 đến 72 giờ, đếm tất cả khuẩn lạc xuất hiện trên đĩa thạch(số lượng khuẩn lạc trong mỗi đĩa từ 30 -300 khuẩn lạc). Số lượng vi sinh vật trung bình trong 1g mẫu được tính theo công thức.

N khuẩn lạc/g hay ml = V f n n C 1 2 1 ) (  

Trong đó ∑C: tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa n1:số đĩa đếm ở nồng độ pha loãng thứ nhất

n2: số đĩa đếm ở nồng độ pha loãng thứ 2 f1. Hệ số pha loãng ở đĩa đếm thứ nhất V thể tích mẫu cấy vào mỗi đĩa petri

Chú ý: Nếu ngay ở đĩa cấy mẫu nguyên chất(lỏng) hoặc dung dịch huyền phù gốc mà có số lượng khuẩn lạc ít hơn 30 khuẩn lạc thì vẫn lấy kết quả đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất bảo quản đến thời hạn sử dụng của đậu phụ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)