Tổng quan về thị trường Nha Trang

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ các mạng điện thoại di động tại tp. nha trang (Trang 33 - 37)

4.1.1.1. Thị trường Di động Nha Trang

Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng cao và được coi là thị trường đang trên đà khởi sắc, đầy tiềm năng đối với các nhà đầutư. Khánh Hòa với mức tăng trưởng 68% / năm trong giai đoạn 2006 – 2007 (Sở Thông tin và truyền thông Khánh Hòa, 2009) luôn theo sát với tốc độ tăng trưởng của thị trường viễn thông Việt Nam, nên Khánh Hòa - Nha Trang cũng được coi là thị trường có nhiều triển vọng phát triển. Theo thống kê tổng số thuê bao điện thoại của Khánh Hòa đạt khoảng 987.411 thu ê bao trong đó thuê bao tr ả sau là 63.700 thuê bao.

Về mặt công nghệ, hiện trên thịtrườngđang triển khai hai công nghệ di động tiên tiến củathếgiớilà GSM và CDMA. Thời gian qua, các mạng di động cũng đã hết sức chủ động trong việc liên kết với các hãng lớn nước ngoàiđểphát triển và đưa vào khai thác những công nghệ mới, tiên tiến, nhằm tối đa hóa mạng lưới và không bị lạc hậu so với công nghệ thế giới. Vào cuối quý 2 năm 2008, vệ tinh Vinasat đi vào hoạt động, tạo cơ hội vàưu thế lớn cho ngành viễn thông nói chung và các dịch vụ viễn thông diđộng nói riêng trong quá trình hộinhập với khu vực và thếgiới.

Cạnh tranh sôi động đang diễn ra trên thị trường giữa các nhà cung cấp dịch vụ.Tháng 6/2007, Bộ Bưu chính Viễn thông, nay là BộThông tin và Truyền thôngđã thông báo thả nổi giá cước dịch vụ di động, nhằm tạo bước cạnh tranh bình đẳng hơn trên thịtrường diđộngvà đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

Trong xu thế phát triển chung, chính phủ đang thực hiện tự do hóa ngành viễn thông, tạo điều kiện tham gia cho các tập đoàn viễn thông lớn. Cước viễn thông trước đây đứng hàng nhất nhì khu vực thì nay đã ở mức trung bình do việc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các mạng di động nhằm chiếm giữ thị phần. Một điềudễ dàng nhận thấy là giá cước dịch vụ di động ở Việt Nam đã dễ dàng được mọi tầng lớp trong xã hội chấp nhận và điện thoại di động đã trở thành một vật dụng bình thường. Những điều đónói lên mứcđộ antoàn của thịtrường diđộng ViệtNam là khá cao.

4.1.1.2. Công nghệ sử dụng

GMS (Global System for Mobile Communications ): Hệ thống thông tin di động toàn cầu GMS là hệ thống điện thoại mạng l ưới hoàn toàn sử dụng kỹ thuật số, khác với hệ thống điện thoại analog cổ điển nh ư AMPS (advanced mobile phone service: d ịch vụ di động cao cấp). GMS là một hệ thống của Châu Âu đ ược thiết kế theo kỹ thuật tín hiệu số (www.ledmobile.net)

Các mạng di động GSM hoạt động tr ên 4 băng tần. Hầu hết thì hoạt động ở băng 900 Mhz và 1800 Mhz. Vài nư ớc ở Châu Mỹ thì sử dụng băng 850 Mhz và 1900 Mhz do băng 900 Mhz và 1800 Mhz ở nơi này đã bị sử dụng trước. Và cực kỳ hiếm có mạng nào sử dụng tần số 400 Mhz hay 450 Mhz chỉ có ở Scandinavia sử dụng do các băng tần khác đã bị cấp phát cho việc khác. Ở một số n ước, băng tần chuẩn GSM900 (P-GSM: primary GSM) đư ợc mở rộng thành E-GSM, nhằm đạt được dải tần rộng hơn. E-GSM dùng 880–915 MHz cho đường lên và 925–960 MHz cho đường xuống. Như vậy, đã thêm được 50 kênh (đánh số 975 đến 1023 và 0) so với băng GSM-900 ban đầu.(Wikipedia)

Vùng dịch vụ GSM là toàn bộ vùng địa lý mà thuê bao có thể truy nhập vào mạng GSM, và sẽ càng mở rộng khi có thêm nhiều nhà khai thác ký thỏa ước hợp tác với nhau. Hiện tại thì vùng dịch vụ GSM đã phủ sóng tại 212 quốc gia và vùng lãnh thổ (Wikipedia). Chuyển vùng quốc tế là khả năng cho phép thuê bao truy nhập mạng của mình từ mạng khác. Vì GSM là một chuẩn chung nên thuê bao có thể dùng điện thoại GSM tại hầu hết các mạng GSM trên thế giới. Nhưng nó đòi hỏi sự chấp thuận và hỗ trợ từ các nhà khai thác dịch vụ(www.ledmobile.net)

Ở Việt Nam, Mobifone, Vinaphone, GTel và Vietel sử dụng công nghệ GSM tần số 900MHz, Hà Nội Telecom(HT Mobile) chuyển từ công nghệ CDMA sang eGSM.

CDMA

CDMA (Code Division Multiple Access) nghĩa là đa truy nhập (đa người dùng) phân chia theo mã, là công nghệ tiên tiến có mặt trên thị trường viễn thông quốc tế từ năm 1995 và áp dụng trong thông tin quân sự vào thập niên 60 của thế kỷ 20 (www.ledmobile.net)

Thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một giải tần chung. Khác với GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ thời gian các kênh ấy cho người sử dụng. Mọi khách hàng có thể nói đồng thời và tín hiệu được phát đi trên cùng

một giải tần. Các kênh thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn và phát đi trên cùng một giải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị thu ê bao (máy điện thoại di động) với mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụnglý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác ch ưa thể đạt được. Cụ thể, các thuê bao di động CDMA sẽ hạn chế gián đoạn cuộc gọi, tốc độ truyền dữ liệu cao, tối ưu hóa công suất phát của thiết bị đầu cuối làm tăng thời gian đàm thoại và thời gian chờ, đồng thời có thể sử dụng các dịch vụ như truy cập Internet tốc độ cao, dịch vụ đa ph ương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; các dịch vụ định vị toàn cầu, game trực tuyến… (wikipedia)

Ở Việt Nam, Viettel, Vinaphone, Mobifone cung cấp công nghệ W-CDMA, Sfone và EVN telecom sử dụng công nghệ CDMA2000 1x EV – DO.

So sánh giữa công nghệ GSM và CDMA (www.ledmobile.net)

 CDMA dùng một mã ngẫu nhiên để phân biệt kênh thoại và dùng chung băng tầng cho toàn mạng, có giải thuật mã hóa riêng cho từng cuộc. Chính vì thế tính bảo mật của của cuộc thoại và mức độ hiệu quả khai thác băng tần cao h ơn.

 Hệ thống CDMA có khả năng chuyển mạch mềm. Đối với điện thoại di động, để đảm bảo tính di động, các trạm phát phải đ ược đặt rải rác khắp nơi. Mỗi trạm sẽ phủ sóng một vùng nhất định và chịu trách nhiệm với các thuê bao trong vùng đó. Với CDMA, ở vùng chuyển giao, thuê bao có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc, do đó cuộc gọi không bị ngắt quãng, làm giảm đáng kể xác suất rớt cuộc gọi

 CDMA có cơ chế giúp tiết kiệm năng l ượng, giúp tăng thời gian thoại của pin thiết bị.

 Khả năng mở rộng dung l ượng của CDMA dễ dàng và chi phí thấp hơn so với GSM. Ngoài ra, với tốc độ truyền nhanh hơn các công ngh ệ hiện có, nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai nhiều tùy chọn dịch vụ như thoại, thoại và dữ liệu, fax, Internet…

Tuy nhiên, CDMA hiên tại vẫn còn hạn chế

 Vùng phủ sóng của CDMA trên thế giới còn hẹp nên khả năng chuyển vùng quốc tế giữa các hệ thống CDMA còn hạn chế.

 Số lượng nhà sản xuất thiết bị điện thoại di động hệ CDMA ít, chủ yếu tập trung tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật nên chuẩn loại kém phong phú hơn so với chuẩn GSM.

4.1.1.3. Một số loại hình dịch vụ

Mỗi NCC dịch vụ có một loại hình dịch vụ khác nhau nh ưng có thể phân thành các loại hình dịch vụ sau:

Dịch vụ thoại: bao gồm dịch vụ gọi và nghe. MỗiNCC dịch vụ đều có nhiều gói cước khác nhau cho loại hình dịch vụ này, nhưng có thể phân loại thành:

Thuê bao trả trước: Là loại hình thuê bao phổ biến trên thị trường. Người tiêu dùng nạp tiền vào tài khoản của mình bằng thẻ hoặc anypay, khi sử dụng tài khoản bị trừ dần cho đến hết và người tiêu dùng phải nạp thêm tiền để tiếp tục sử dụng

Thuê bao trả sau: khách hàng phải ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với NCC dịch vụ. Số tiền sử dụng dịch vụ trong tháng sẽ đ ược tổng hợp vào cuối tháng, khách hàng phải đóng cước hàng tháng để được tiếp tục sử dụng

Dịch vụ SMS: là dịch vụ nhắn tin ngắn giữa các thuê bao. Mỗi tin nhắn gồm 160 ký tự không dấu và mức cước từ 100 – 350VNĐ tùy theo quy đ ịnh của từngNCC DịCH Vụ Dịch vụ dữ liệu: bao gồm các dịch vụ nh ư fax, GPRS, MMS, internet…có th ể phân:

Thuê bao trọn gói: mỗi tháng, khách hàng sẽ tốn một khoản tiền cố định nh ưng được sử dụng dịch vụ không giới hạn

Thuê bao trả theo lưu lượng sử dụng: khách hàng sẽ phải trả tiền cho mỗi Kbp dữ liệu mà họ sử dụng

Dịch vụ gia tăng khác: các dịch vụ nh ư tải game, nhạc hình ảnh, chuyển vùng quốc tế, thông báo cuộc gọi lỡ, nhạc chờ, tin nhắn thoại… giá của các loại hình dịch vụ này tùy thuộc vào từngNCC dịch vụ khác nhau.

4.1.1.4. Sự quản lý của nhà nước

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-186: 2006 “Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất – Tiêu chuẩn chất lượng” đã được xây dựng, do Cục quản lý chất l ượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin biên sọan theo đề nghị của Vụ Khoa học – Công nghệ và được ban hành theo quyết định số 29/2006/QĐ-BBCVT ngày 05/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viên thông (nay là B ộ Thông tin, Truyền thông). Nội dung tóm tắt của bộ tiêu chuẩn như sau:

Bảng 4.1. Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

STT Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ TCN 68 - 186:2006

1 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công 92%

2 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi 5%

3 Chất lượng đàm thoại (điểm chất lượng thoại trung bình) 3,0

4

Độ chính xác ghi cước

- Tỷ lệ cuộc gọi bị ghi sai c ước

- Tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai

0,1%

0,1%

5 Tỷ lệ cuộc gọi tính c ước, lập hóa đơn sai 0,01%

6 Độ khả dụng của dịch vụ 99,5%

7 Khi(Sốếu nại của kháchkhiếu nại/100 khách hàng/3 tháng)hàng về CLDV 0,25

8

Hồi âm khiếu nại của khách hàng (Tỷ lệ hồi âm khiếu nạicho khách hàng trong thời hạn 48 giờkểtừthờiđiểm tiếp nhận khiếu nại)

100%

9

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

- Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách h àng qua điện thoại

- Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây

24 giờtrong ngày

80 %

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ các mạng điện thoại di động tại tp. nha trang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)