Nguyên nhân gây ra hành vi bầy đàn

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2012 2018 (Trang 31 - 33)

Lux (1995) cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến hành vi bầy đàn, chủ yếu xuất phát từ sự lây lan về cảm giác. Ngồi ra, e ngại sự hối tiếc cũng là yếu tố tâm lý gây ra hành vi bầy đàn (Shiller, 2002). Theo Vaughan & Hogg (2005), tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư sẽ giúp họ giảm đi cảm giác khơng chắc chắn và tăng sự tự tin. Ngồi ra, hành vi bầy đàn cịn xuất phát từ yếu tố xã hội, bởi con người cĩ thiên hướng làm theo đám đơng (Corazzini & Greiner, 2007). Bên cạnh đĩ, theo Bikhchandani & Sharma (2001), thơng tin thiếu minh bạch trên thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi bầy đàn. Nhìn chung, bên cạnh yếu tố tâm lý, xã hội và thị trường, hành vi bầy đàn cĩ thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như vấn đề người đại diện (Scharfstein và Stein, 1990). Vì thế, nhằm tạo ra bức tranh tổng quát về nguyên nhân của nhà đầu tư, tác giả sẽ trình bày vấn đề này theo hai chủ thể chính là nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.

Các nhà đầu tư cá nhân thiếu thơng tin và kiến thức luơn là nguyên nhân được nhắc đến trong các bài nghiên cứu về hành vi bầy đàn bởi các quyết định đầu tư của họ phần lớn dựa vào cảm tính (Nofsinger & Sias, 1999). Vì thế, họ dễ dàng bắt chước cũng như bị tác động bởi các quyết định của người khác trên thị trường. Bên cạnh đĩ, Shiller (1984) cho rằng các nhà đầu tư này rất dễ bị tác động bởi trào lưu phổ biển

trong xã hội (fad and fashion). Họ cĩ thể đầu tư vào cổ phiếu hay một ngành nhất định chỉ với lí do là nĩ đang khá được ưa chuộng trên thị trường.

Tuy các nhà đầu tư tổ chức được cho là cĩ nhiều thơng tin cũng như kĩ năng phân tích tốt hơn so với nhĩm nhà đầu tư cá nhân, nhưng các bài nghiên cứu gần đây cũng tìm thấy hành vi bầy đàn tồn tại trong nhĩm nhà đầu tư này. Hirshleifer & Teoh (2003) cho rằng cĩ 4 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, đĩ là dịng thác thơng tin (Informational cascades) hay cịn gọi là bầy đàn theo thơng tin, mối quan tâm về danh tiếng, sự đồng nhất tương đối giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp (investigative herding) và bầy đàn theo đặc trưng (characteristic herding).

Graham (1999) cho rằng dịng thác thơng tin xuất hiện khi các thơng tin chung trên thị trường trở nên chiếm ưu thế, trong khi đĩ, các thơng tin riêng của cá nhân khơng đủ thuyết phục để họ đi ngược lại với số đơng. Khi một người quyết định đầu tư theo đám đơng, điều này sẽ kéo theo việc đầu tư tương tự của những người khác. Hiệu ứng domino này cũng được xem tương tự như dịng thác, điều này cĩ thể tác động đến những nhà đầu tư lý trí và gây ra bong bĩng thị trường (Banerjee, 1992). Nhìn chung, tâm lý bầy đàn theo thơng tin xuất phát từ việc thị trường khơng hồn hảo, vì nếu thị trường hồn hảo thì mọi thơng tin đã được phản ánh trong giá. Ngồi ra, việc quan sát các hành động của nhà đầu tư khác cũng sẽ giúp họ giảm bớt chi phí nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá thơng tin, đặc biệt là đối với các nhà đầu cơ ngắn hạn (Froot, Scharfstein và Stein, 1992).

Đối với mối quan tâm về danh tiếng, theo Scharfstein & Stein (1990), các nhà đầu tư được cho là “thơng minh” khi họ cĩ các thơng tin chính xác về các khoản đầu tư, trong khi đĩ, các nhà đầu tư “yếu kém” chỉ nhận được những thơng tin nhiễu loạn. Chính vì thế, hiệu ứng chia sẻ lỗi lầm (sharing-the-blame) diễn ra khi những nhà quản lý thơng minh được cho là sẽ cĩ các thơng tin tương tự nhau, trong khi nhà quản trị yếu kém sẽ khơng thể sở hữu được các thơng tin đĩ. Lẽ đĩ, khi bắt chước hành vi của nhà đầu tư khác, điều này sẽ giúp thị trường lao động tin rằng đây cĩ thể là nhà đầu tư thơng minh, bởi họ nhận được thơng tin tương tự với các nhà đầu tư khác. Cho dù

các phân tích riêng của các nhà quản trị cho thấy đây là khoản đầu tư được kì vọng là thua lỗ nhưng họ vẫn đầu tư và ngược lại.

Mối tương quan giữa các nhà quản lý quỹ khi đưa ra cùng một quyết định là đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối (relative homogeneity). Theo Froot và các tác giả (1992); Hirshleifer và các tác giả. (1994), các nhà quản lý quỹ sẽ đưa ra các quyết định đầu tư vơ tình giống nhau khi họ theo dõi cùng một thơng tin hay các chỉ số, chẳng hạn như khuyến nghị từ chuyên gia thị trường. Theo De Bondt & Teh (1997), đặc trưng này là sự giống nhau trong nền tảng giáo dục, kinh nghiệm đầu tư, các dấu hiệu thơng tin họ nhận được cũng như các khung quy định pháp lý buộc họ phải tuân theo (Voronkova & Bohl, 2005).

Nguyên nhân cuối cùng chính là các nhà đầu tư đều đưa ra quyết định giống nhau xuất phát từ việc họ đi theo một số đặc trưng của cổ phiếu hay họ cĩ chung hình thức đầu tư (Bennett và các tác giả, 2003). Cụ thể, với hình thức đầu tư là quán tính giá (momentum trading), các nhà đầu tư sẽ cùng chọn các cổ phiếu tăng giá cao và loại bỏ các cổ phiếu giảm giá, điều này sẽ tạo ra hiện tượng bầy đàn.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2012 2018 (Trang 31 - 33)