Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017) đã sử dụng các phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM cho dữ liệu bảng bao gồm 35 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2015 để nghiên cứu sở hữu nước ngoài đến rủi ro thanh khoản.Theo đó, giai đoạn nghiên cứu khá ngắn so với các nước phát triển có hệ thống tài chính và số quan sát khá ít nếu chia nhỏ theo quy mô. Kết quả được đưa ra rủi ro thanh khoản giảm khi sở hữu nước ngoài càng cao, bên cạnh đó, RRTK và RRTD năm trước có quan hệ cùng chiều với RRTK năm hiện tại. Trong bối cạnh Việt Nam, hoạt động tín dụng là chủ yếu nên có tỷ lệ nợ xấu cao làm giảm lợi nhuận, các ngân hàng buộc giảm bớt tài sản thanh khoản và vay nhiều hơn từ đó, rủi ro thanh khoản cũng sẽ tăng lên.

Mai Thị Phƣơng Thuý (2019) đưa ra nghiên cứu mới nhất về mối quan hệ cùng chiều giữa RRTK và RRTD trong việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại tại Việt Nam bằng dữ liệu thứ cấp của 9 NHTM từ Bankscope trong giai đoạn 2007-2017. Có thể thấy rằng số liệu quan sát ít, chủ yếu tập trung là các ngân hàng lớn và được niêm yết nên thiếu cái nhìn chung của toàn bộ ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ nghiên cứu, tác giả cho rằng có sự tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa RRTK và RRTD. Bên cạnh đó, những yếu tố ngoại sinh của mô hình chỉ ra những tài sản rủi ro của ngân hàng không đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và cả hai loại rủi ro đó đều cùng nhau tác động tiêu cực đến sự mất cân bằng và khả năng thanh toán cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 26)