Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

Dựa vào kết quả thực nghiệm ở các chương trước đã chứng tỏ có sự tồn tại cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng hay có thể nói nếu rủi ro tín dụng tăng, rủi ro thanh khoản tăng và ngược lại. Do đó, việc quản lí và kiểm soát phù hợp từ các chính sách của Ngân hàng Nhà nước sẽ làm hạn chế hậu quả đến từ cả rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng gây mất tính ổn định đối với nền kinh tế. Bài nghiên cứu đề xuất một vài kiến nghị sau:

Thứ nhất, liên quan tới rủi ro thanh khoản, ngoài nguyên nhân đến từ bản chất hệ thống tài chính bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến RRTK thì có thể xuất phát từ khủng hoảng truyền thông đối với ngân hàng không được xác minh gây hệ luỵ đến từ áp lực rút tiền ồ ạt. Vai trò thanh khoản của NHTM chỉ thực hiện khi niềm tin người gửi tiền được vững vàng. Có thể nói tới trường hợp ACB xảy ra về khủng hoảng thanh khoản bắt nguồn từ vấn đề truyền thông mà không phải tới từ hoạt động kinh doanh.Tuy đây chỉ là giai đoạn ngắn tạm thời nhưng Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện tốt công tác quản trị RRTK, trấn an người gửi tiền bằng cách xác minh nhanh chóng các tin đồn sai lệch và chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn tiền gửi cũng như khi các NHTM đối mặt với RRTK.

Thứ hai, NHNN cũng cần đưa ra các điều chỉnh hợp lý về mức lãi suất cũng như cơ chế, chính sách cần thiết nhằm nâng cao trình độ quản trị thanh khoản các NHTM có thể bằng cách xây dựng hệ thống chỉ số phản ánh thanh khoản của cả hệ thống. Hệ thống cảnh báo rủi ro sớm về thanh khoản cho toàn thị trường sẽ giúp cảnh báo các tình huống căng thẳng thanh khoản với biểu hiện là lãi suất thị trường tăng cao.Từ đó, NHNN giảm thiểu mức độ RRTK ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống chung của ngân hàng dẫn đến RRTD.

Thứ ba, liên quan tới rủi ro tín dụng, RRTD mang tính tất yếu trong hoạt động ngân hàng, do đó NHNN luôn phải đưa biện pháp kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và trích lập dự phòng rủi ro cũng như giảm thiểu nợ xấu để duy trì sự ổn định cho hệ thống tài chính chung mà còn đảm bảo quyền lợi đối với người gửi tiền. Chỉ cần diễn ra sự bất ổn của một ngân hàng sẽ liên luỵ đến tâm lí người gửi tiền mất niềm tin vào hệ thống

ngân hàng kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng và nguy cơ đổ vỡ cả hệ thống tài chính quốc gia.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w