Hiện nay vẫn còn khá ít các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ RRTK và RRTD đối với các NHTM Việt Nam, dữ liệu nghiên cứu được tác giả cập nhật mới hơn, cụ thể dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập dựa trên BCTC trong giai đoạn 2009-2018 so với các tác trước. Bên cạnh đó, tác giả sẽ thêm biến đa dạng hoá thu nhập (HHI) để xem xét liệu rằng khi các ngân hàng thực hiện đa dạng hoá có gia tăng hay giảm rủi ro, và phân loại theo từng loại quy mô các NHTM tại Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Mục tiêu của Chương này là nghiên cứu khung lý thuyết về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản cũng như mối quan hệ của cả hai rủi ro đó giúp ta có cái nhìn rõ nét hơn về bản chất của đề tài nghiên cứu. Chương này đã trình bày cụ thể một số lý thuyết về mối quan hệ của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là lý thuyết trung gian cổ điển và mở rộng dựa trên tiếp cận mô hình tổ chức công nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sơ lược các công trình nghiên cứu trước để chứng minh rằng có sự tồn tại một mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
28
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Việc xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là vấn đề cần thiết để các nhà quản lí ngân hàng cũng như Nhà nước có thể đưa ra các hướng đi phù hợp để có thể hạn chế rủi ro cho các NHTM. Vì vậy, nghiên cứu dựa trên nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho việc xây dựng mô hình mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Chương này tiến hành thực hiện phân tích phương pháp và mô hình cũng như các biến sẽ sử dụng trong nghiên cứu.