Mô hình tự hồi quy vector bảng (panel VAR)

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 29)

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tự hồi quy vector dữ liệu bảng cùng với phân tích tương quan để kiểm soát độc lập mối quan hệ đồng thời giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong ngân hàng và độ trễ của mô hình dựa trên Love & Zicchino (2006) . Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp VAR truyền thống (Sims,1980) xem tất cả các biến trong hệ thống là nội sinh với phương pháp tiếp cận dữ liệu bảng cho phép không đồng nhất từng biến không quan sát được. Mô hình panel VAR được viết như sau:

Yit= 10 + �11Y1t−1 + �12Y2t−1 + e1t

Trong đó:

Yit: Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t Yit-1 : Biến nội sinh trễ

αit: hệ số chặn

Tất cả các biến trong hệ thống VAR thường được coi là biến nội sinh và chỉ xem xét tác động trễ của biến này lên giá trị hiện tại của biến kia mà không xem xét tác động của các biến cùng thời điểm. Mặc khác, nhờ vậy mà từng phương trình trong mô hình VAR có thể ước lượng bằng phương pháp OLS mà không cần nhận dạng do các biến trễ ở vế phải của phương trình đã được xác định trước và không tương quan với các sai số eit. Tính không đồng nhất của đơn vị chéo hệ thống được mô hình hoá thành các tác động cố định dành riêng cho dữ liệu bảng. Thiết lập này tương phản với mô hình VAR chuỗi thời gian, các tham số có tính đặc trưng đơn vị được nghiên cứu hoặc với VAR dữ liệu bảng hệ số ngẫu nhiên, trong đó các tham số được ước tính như sự phân phối.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 29)