Thực trạng rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

BIẾN ĐỘNG RRTD VÀ RRTK 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2008200920102011201220132014201520162017 0,008 0,007 0,006 0,005 0,004 0,003 0,002 0,001 0 20182019 LR CR

Hình 4.2: Biến động rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng giai đoạn 2009-2014 Nhìn chung có thể thấy mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có biến động cùng chiều với nhau trong các giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, năm 2009 rủi ro thanh khoản có tương đối tăng cao nguyên nhân có thể do tỷ lệ vốn thanh khoản/ tiền gửi huy động có giảm mạnh. Theo báo cáo tài chính của NHNN 12/2009 chỉ số này ở các nhóm NHTM Nhà nước giảm từ 34,5% xuống 25,8%, còn nhóm NHTM cổ phần giảm từ 47,2% xuống 43,4%. Từ năm 2010 đến 2011, rủi ro thanh khoản có xu hướng giảm xuống do tình hình khởi sắc của nền kinh tế trong và ngoài nước dẫn đến các hoạt động huy động vốn tăng trường nhanh và sự can thiệp kịp thời của NHNN dựa trên Thông tư 15/2009/TT-NHNN “ Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với các TCTD” và Thông tư 13/2010 “ Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động của TCTD”. Sau năm 2011, rủi ro thanh khoản lại bắt đầu có xu hướng tăng lại nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn, trong đó tỷ lệ tín dụng/ huy động vốn của toàn hệ thống tín dụng tăng từ 98,6% ở tháng 10/2010 lên đến mức 100,07% ở tháng 1/2011 và tiếp tục duy trì cao qua các năm sau đó. Từ năm 2012 đến 2018, rủi ro thanh khoản diễn biến tương đối ổn định, tỷ lệ tín dụng/ huy động vốn dao động ở mức 87,3% và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn bình quân giảm nhẹ khoảng 31,2 % năm 2017. Mặc khác, rủi ro thanh khoản hiện nay vẫn còn khá cao do một số các NHTM vẫn còn gặp khó khăn trong việc quản lí kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, vì vậy các

NHTM cần phải thận trọng trong việc cơ cấu lại nguồn vốn cũng như bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn để chuẩn bị tăng vốn cấp 2 phù hợp với Basel II.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 40 - 42)