Khắc phục hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi bằng phƣơng pháp GLS

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 52 - 55)

Sau khi lựa chọn mô hình FEM và thực hiện các kiểm định, kết quả cho thấy mô hình REM có xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi nên tác giả nghiên cứu lựa chọn sử dụng hồi quy theo phương pháp GLS để khắc phục những hiện tượng trên, kết quả có được như sau:

Bảng 4.9: Kết quả ƣớc lƣợng theo phƣơng pháp GLS

Biến LR CR LR 0.0106*** CR 6.096*** LR(1) 0.591*** -0.00424* CR(1) -4.111*** 0.604*** HHI 0.000734** 0.00000198 SIZE 0.0338** 0.00185*** EQUITY 0.130 0.0227*** DTL 0.0903** 0.00175

NPL -0.0803 0.00582

ROA -0.114 -0.0724*

GDP 0.213*** -0.00166

INF 0.0621 0.00335

Constant -2.526*** -0.000765

Ghi chú: Biến phụ thuộc: LR và CR; ***, **, * mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

Nguồn: Kết quả được tính toán từ phần mềm Stata, chi tiết tại hình 4.10

Kết quả ƣớc lƣợng mô hình theo phƣơng pháp GLS cho thấy

Biến độc lập LR tác động lên CR và độ trễ bậc 1 của LR và CR có mức ý nghĩa thống kê 1%, trong khi đó hệ số hồi quy của biến HHI, SIZE và DTL đều có mức ý nghĩa 5%. Còn lại GDP và constant đều có mức ý nghĩa 1%.

Biến độc lập CR tác động lên LR và độ trễ bậc 1 của CR có ý nghĩa 1%, trong khi đó mức ý nghĩa 10% đối với hệ số hồi quy của độ trễ bậc 1 của biến LR. Hệ số hồi quy của SIZE và EQUITY đều có mức ý nghĩa 1% và cuối cùng là ROA có mức ý nghĩa 10%.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chương 4, bài nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình đồng thời dựa trên hai biến rủi ro là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản để xem xét mối quan hệ của hai loại trên đối với 30 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2009-2018. Từ đó cho thấy rõ mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, đa số các biến liên quan được đề cập đến như đa dạng hoá thu nhập, qui mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản đều có sự tác động với mối quan hệ của hai loại rủi ro của NHTM VN.

Mặc dù với kết quả tính toán thông qua ước lượng mô hình tự hồi quy vector bảng (panel VAR) có những ưu điểm nổi bật dựa trên các kiểm định đồng liên kết, nhân quả hay phản ứng đẩy cho thấy được mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, với phương pháp hồi quy bảng như OLS, FEM, REM lại phù hợp hơn đối với mô hình mà đề tài đưa ra cũng như dữ liệu bảng không đồng nhất. Kết quả nghiên cứu cũng đã đưa ra bằng chứng có sự hiện diện mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản; từ đó có thể đưa ra chính sách phù hợp để đảm bảo sự ổn định và khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Ngoài ra, với phương pháp hồi quy bảng còn có thể xem xét các yếu tố liên quan tác động lên từng loại rủi ro. Trong đó, hoạt động đa dạng hoá tại NHTM VN cũng sẽ làm tăng mức độ rủi ro thanh khoản và lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản lại tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng, cho thấy rủi ro tín dụng càng tăng càng làm lợi nhuận của ngân hàng càng giảm. Chỉ số đo lường về quy mô ngân hàng đều có tác động đến cả hai rủi ro.

Sau khi đã phân tích được rõ ràng được mối quan hệ của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Chương tiếp theo sẽ thảo luận những giải pháp nhằm ngăn ngừa cũng như quản lý của cả hai loại rủi ro đồng thời dựa vào tình hình kinh tế Việt Nam đưa ra một ý kiến để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Giới thiệu

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Việc xem xét mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cần được quan tâm không chỉ đối với các NHTM mà còn với việc đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp của NHNN trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản và duy trì tính ổn định cho ngân hàng . Trong phần này, bài nghiên cứu dựa

trên những kết quả thực nghiệm ở các chương đã được trình bày ở trên để có thể đưa ra các kiến nghị dựa vào mối quan hệ rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 52 - 55)