Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 38)

Kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả sẽ sử dụng mô hình trong nghiên cứu của Imbierowicz & Rauch (2014), với hai biến phụ thuộc là rủi ro thanh khoản (LR) và rủi ro tín dụng (CR) và các biến độc lập trong hai mô hình như sau:

LRi,t = ��i,�+ ��i −1,� + ��i −1,� + ������� ���i�����i�

(1) CRi,t = ��i,� + ��i −1,� + ��i −1,� + ������� ���i�����i� (2)

Trong đó:

CR- rủi ro tín dụng : theo Hammami & Boubaker (2015), rủi ro tín dụng được đo lường dựa trên dự phòng rủi ro tín dụng, đây là chỉ số được xem như khả năng kiểm soát các tổn thất của việc cho vay và bảo hiểm rủi ro cho các khoản vay. Shen và cộng sự (2009) đưa ra rằng ngân hàng dự đoán nguy cơ bị mất vốn ở các khoản vay cao thì phải trích lập dự phòng, mức độ nợ xấu càng cao ngân hàng càng trích lập dự phòng nhiều. Nếu các NH tăng tỷ lệ dự phòng RRTD, có thể đang thực hiện hoạt động cho vay mạnh mẽ để gia tăng lợi nhuận và đối mặt với rủi ro cao, tỷ lệ trích lập đối các nhóm nợ cụ thể như sau:

Bảng 3.1 : Tổng hợp các nhóm nợ

Nhóm Tên gọi Tỉ lệ trích lập

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Nguồn: Theo Quyết định Số: 493/2005/QĐ-NHNN

Khi trích lập như vậy có thể bù đắp một phần hao hụt chi phí tín dụng làm hạn chế rủi ro tín dụng. Hoạt động cho vay làm gia tăng RRTD khi khách hàng không thể hoàn trả món nợ dẫn đến ngân hàng buộc phải phát mãi những loại tài sản được cầm

cố gây khó khăn trong việc thanh khoản, khiến tỷ lệ thanh khoản giảm và kéo theo RRTK tăng.

- LR – Rủi ro thanh khoản: dựa trên phần tài sản trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng, hoạt động cho vay là loại danh mục chiếm tỉ trọng nhiều nhất và cũng có ít tính thanh khoản. Do đó, nếu giá trị này càng cao thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với khả năng thanh khoản kém. Theo Francis (2013), các khoản vay thường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các loại tài sản an toàn khác nên tỷ lệ này có thể có tương quan dương đến lợi nhuận. Nhưng ngược lại, hoạt động này sẽ mang đến khoản chi phí cao nếu xảy ra các khoản nợ xấu đáng kể bởi các tín dụng không đủ tiêu chuẩn làm gia tăng rủi ro tín dụng kéo theo rủi ro thanh khoản làm giảm lợi nhuận.

HHI – Mức độ đa dạng hoá thu nhập: Theo Chronopoulos & cộng sự (2011), Elyasiani & Wang (2012), Abdul (2015), Chiorazzo & cộng sự (2008), Stiroh & Rumble (2006) thì đa dạng hoá thu nhập của các ngân hàng thương mại được ước lượng theo công thức:

HHI = 1 − [( NO N 2 ) + ( NE T 2 ) ] (1) NETOP NETOP

Với HHI là mức độ đa dạng hoá thu nhập của các ngân hàng thương mại; NET, NON và NETOP lần lượt là thu nhập ròng từ lãi, thu nhập ròng ngoài lãi và tổng thu nhập của ngân hàng thương mại (NETOP = NON + NET). Chỉ số HHI nhận giá trị [0 ; 0.5]. Nếu HHI = 0 nghĩa là cơ cấu thu nhập của ngân hàng hoàn toàn tập trung và một nguồn thu nhập duy nhất. Nếu HHI = 0.5 tức là ngân hàng đang đa dạng hoá thu nhập ở mức tối đa (Trịnh Thị Thuý Hồng & cộng sự, 2018). Qua đó, chỉ số HHI càng cao thì mức độ đa dạng hoá thu nhập của các ngân hàng càng cao. Có các nghiên cứu đưa ra rằng đa dạng hoá thu nhập làm rủi ro ngân hàng thấp hơn và hiệu quả kinh doanh ổn định hơn thông qua hạn chế rủi ro danh mục. Theo Lee và cộng sự (2014) đưa ra rằng nếu ngân hàng chỉ tập trung các hoạt động từ lãi thì rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù có xu hướng gia tăng trong giai động kinh tế bất ổn, do đó cân bằng các hoạt động ngoài lãi thông qua các danh mục thì sẽ làm giảm các rủi ro. Trái lại, đa dạng hoá thu nhập cũng có thể làm tăng rủi ro.

Giả thuyết: Đa dạng hoá thu nhập có mối quan hệ ngược chiều với mối quan hệ rủi ro của ngân hàng

SIZE – Quy mô ngân hàng: quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarithm tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t. Dữ liệu được nằm dưới dạng logarithm vì đây là đặc điểm có xu hướng mạnh và nó lấn át các thành phần còn lại (Phạm Thị Tuyết Trinh, 2016).

Dựa vào lý thuyết kinh tế, khi ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì khả năng đối mặt với rủi ro thanh khoản thấp hơn do ngân hàng có thể nhận hỗ trợ từ thị trường liên ngân hàng hay thanh khoản từ phía người vay cuối cùng. Theo Vodova (2011) đưa ra giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” các ngân hàng lớn sẽ nắm giữa vị trí chủ chốt tạo ra nhiều rủi ro hơn khi diễn ra khủng hoảng do việc đẩy mạnh đòn bẩy cũng như tăng cho vay. Tương tự ở Việt Nam, các NHTM Nhà nước lại có quy mô lớn hơn NHTMCP; do đó, họ sẽ nhận được sự bảo vệ của chính phủ nếu xảy ra phá sản.

Giả thuyết : Quy mô tổng tài sản của ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với mối quan hệ của hai loại rủi ro

ROA – Khả năng sinh lời: ROA phản ánh hiệu quả sinh lời của ngân hàng i (%) giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản của từng ngân hàng. Đây là chỉ tiêu cho thấy việc quản lý của ngân hàng có hiệu quả hay không (Chiorazzo & cộng sự, 2008). Lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng khi các khoản cho vay tăng, nghĩa là ngân hàng đang tập trung cho vay hơn là chú ý đến các hoạt động khác. Do đó, làm tăng rủi ro tín dụng của ngân hàng nếu việc đánh giá các hồ sơ tín dụng không đủ chuẩn xuất phát từ quản lý kém trong việc thẩm định tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và khả năng khánh hàng hoàn nợ. Bên cạnh đó, ROA cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng cả chủ sỡ hữu và nhà đầu tư muốn so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng khác nhau.

Theo giả thuyết “quản lý tránh rủi ro” (risk-averse management hypothesis) của Koutsomanoli và cộng sự (2009) cho rằng để hạn chế tránh đổ vỡ trong hoạt động tín dụng, các nhà quản trị ngân hàng nên tăng chi phí phân bổ cho các hoạt động giám sát và bão lãnh cho vay hay với Berger & DeYoung (1997) dựa trên gia thuyết “tiết kiệm” việc tối đa hoá lợi nhuận dài hạn hiệu quả hơn ngắn hạn là do cắt giảm chi phí thông qua sự dụng ít nguồn lực cho quản lí cho vay và bảo lãnh để ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro.

Giả thuyết: Khả năng sinh lời có mối quan hệ cùng chiều với mối quan hệ của RRTD và RRTK.

NPL –Tỷ lệ nợ xấu : Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN, các khoản nợ được liệt kê là nợ xấu nếu nó nằm trong nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Hầu hết các tác giả đều đồng ý rằng tỷ lệ nợ xấu càng cao sẽ càng ảnh hưởng đến chất lượng tài sản trong bảng cân đối kế toán và là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD. Tỷ lệ nợ xấu càng cao cho thấy chất lượng tín dụng giảm kèm theo rủi ro tín dụng cao do NH không thể thu hồi các khoản nợ vay khi đó càng có khả năng mất thanh khoản dẫn đến gia tăng rủi ro thanh khoản.

Giả thuyết: Tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với mối quan hệ của RRTD và RRTK

EQUITY – Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản: Vốn là một trong những nguồn đảm bảo khả năng trả nợ của ngân hàng và xem như khoản dự phòng khi đối mặt với rủi ro trong hoạt động. Mặc dù, chỉ số CAR điều chỉnh rủi ro chính xác hơn trong tính yêu cầu vốn tối thiểu; tuy nhiên dữ liệu không đủ trong giai đoạn nghiên cứu mà thay vào đó là công thức vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ đơn giản và hiệu quả. Theo Diamond & Rajan (2001) tác động của “Cấu trúc mong manh tài chính” được xem như ngân hàng có vốn thấp sẽ có xu hướng gia tăng dự trữ thanh khoản từ đó làm giảm rủi ro thanh khoản và trái lại khi tỷ lệ vốn cao hơn tiền gửi làm giảm tính thanh khoản, rủi ro thanh khoản tăng (Gorton & Winton, 2014). Bên cạnh đó, ngân hàng sở hữu mức vốn thấp thể hiện năng lực tài chính yếu kém vì các NHTM sử dụng vốn chủ sở hữu màng bao bọc ngăn cản những tài sản có sụt giảm giá trị và tránh rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả cũng như hạn chế rủi ro tín dụng.

Giả thuyết: Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ cùng chiều với mối quan hệ của RRTD và RRTK.

DTL – Cấu trúc tài trợ: đo lường bằng tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả. Trong đó tổng nợ phải trả của ngân hàng thì nguồn vốn từ tiền gửi khách hàng được cho là nguồn tài trợ ổn định và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác (Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành, 2015). Như vậy, tỷ lệ tiền gửi khách hàng càng cao thì càng gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có thể gia tăng khả năng cho vay cho khách hàng thiếu hụt vốn dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kéo theo nguy cơ mất thanh khoản nếu khách hàng không thể hoàn trả nợ dẫn đến tăng rủi ro thanh khoản.

Giả thuyết: cấu trúc vốn có mối quan hệ cùng chiều với mối quan hệ RRTD và RRTK.

GDP – Tăng trƣởng kinh tế: Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn, ngân hàng sẽ xiết chặt các khoản cho vay, hạn chế cho vay và giảm lãi suất huy động, ngoài ra còn tăng dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng cũng như gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Ngược lại, nếu tình hình kinh tế khả quan thì thu nhập của người dân ổn định nên khoản tiền tiết kiệm chạy vào ngân hàng sẽ tăng lên và các doanh nghiệp mở rộng đầu tư có nhu cầu vay vốn và qua đó làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng cũng như giúp tăng khả năng trả nợ. Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến biên lợi nhuận thuần (thông qua hoạt động cho vay) và dự phòng rủi ro tín dụng (thông qua chất lượng danh mục khoản cho vay) (Hồ Thị Hồng Minh & Nguyễn Thị Cành, 2015).

Giả thuyết: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với mối quan hệ của RRTD và RRTK.

INF – tỷ lệ lạm phát: Ngân hàng như là một doanh nghiệp đặc biệt với hàng hoá kinh doanh là tiền tệ, nên tỷ lệ lạm phát tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Khi lạm phát giảm thì sức mua của đồng Việt Nam tăng, lúc này giá vàng và ngoại tệ sẽ giảm, do đó các ngân hàng thuận lợi trong việc huy động vốn, cho vay và thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng và gia tăng khả năng thanh khoản. Ngược lại lạm phát tăng dẫn đến khả năng thanh khoản kém làm gia tăng rủi ro thanh khoản và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng trở nên khó khăn kéo theo rủi ro tín dụng cao.

Giả thuyết: lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với mối quan hệ của RRTD & RRTK

Bảng 3.2: Tóm tắt các biến dùng trong mô hình

Tên biến Ký hiệu Công thức Dấu kỳ

vọng Biến phụ thuộc

Rủi ro tín dụng CR Dự phòng RR tín

dụng Tong dư nợ

Rủi ro thanh khoản LR Dư nơ cho vay

Tong tài sǎn

Biến độc lập

Đa dạng hóa thu nhập HHI Công thức (1) +

Quy mô của ngân hàng SIZE Log (tổng tài sản) +

Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ROA EAT

Tong tài sǎn +

Chất lượng tài sản NPL Nợ a

Tong dư nợ

+

Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản EQUITY on chǔ s h

Tong tài sǎn +

Cấu trúc tài trợ DTL Ti n gưi h ch hàng

Tong nợ phǎi trǎ +

Tăng trưởng kinh tế GDP -

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Đến với chương 3, tác giả đã đề cập nguồn của dữ liệu cũng như các công thức xử lí dữ liệu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khái quát, liệt kê và ước lượng các biến trong mô hình sử dụng như mô hình tự hồi quy vector bảng (panel VAR) để làm sáng tỏ mối quan hệ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Nhưng để phù hợp với mô hình đưa ra, tác giả sử dụng mô hình hồi quy bảng OLS, FEM và REM thông qua các biến độc lập tác động đến biến giải thích cụ thể là biến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản để gia tăng thêm tính thuyết phục sự tồn tại của mối quan hệ này. Và cuối cùng, tác giã đã đưa ra mô hình đề xuất cho bài nghiên cứu và đặt kỳ vọng cho các biến tác động đến mô hình.

Tiếp nối theo chương 3, với chương 4 tác giả đưa ra kết quả từ việc chạy mô hình từ đó đưa ra kết luận.

Giới thiệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu là xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam, trước khi trình bày các kết quả tính toán được, bài nghiên cứu sẽ sơ lược thực trạng rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và sự tồn tại của mối quan hệ này dựa trên một số ngân hàng. Sau đó, nghiên cứu trình bày kết quả mô hình dựa trên các phương pháp được chọn lựa trên từ đó, là cơ sở để khoá luận đề xuất các chính sách phù hợp hạn chế được đồng thời hai loại rủi ro trên.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 38)