Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 36 - 44)

Trần Việt Dũng (2014) xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời

của các NHTM Việt Nam, đã sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu bảng với phương pháp ước lượng moment tổng quát (Generalized Methods of Moments - GMM) được phát triển bởi Arellano và Bond (1991). Mô hình này sử dụng các biến trễ cũng như phương pháp sai phân. Dựa trên giả định rằng sai phân bậc một của các biến công cụ không tương quan với các hiệu ứng cố định, mô hình cho phép sử dụng nhiều biến công cụ hơn, qua đó tăng tính hiệu quả của mô hình. Dữ liệu bao gồm các dữ liệu hàng năm của 22 ngân hàng trong giai đoạn từ 2006-2012 được lấy từ cơ sở dữ liệu bankscope của BVH, bổ sung thêm bởi các báo cáo thường niên của các ngân hàng. Với các số liệu vĩ mô, tác giả sử dụng các số liệu tính toán và thu thập từ các báo cáo thống kê và công bố thông tin của Tổng Cục Thống kê Việt Nam và NHNN Việt Nam cho khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012. Kết quả cho thấy cổ phần hóa có ý nghĩa tích cực tới khả năng sinh lời của ngân hàng, sự hiện diện của cổ đông ngoại tại các ngân hàng chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng được tìm thấy hiệu quả hơn khi nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu. Tác giả không đủ cơ sở khẳng định tác động của quy mô tài sản, tỷ lệ dư nợ, huy động lên khả năng sinh lời của ngân hàng. Các biến số về rủi ro của ngân hàng chưa có tác động rõ rệt tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cuối cùng các

biến vĩ mô, đặc biệt chu kỳ kinh tế, tác động rõ nét tới hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014) phân tích các nhân tố tác động đến tỷ

lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống NHTM Việt Nam, bài nghiên cứu xem xét 2 phương pháp ước lượng mô hình tổng quát gồm mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) sau đó dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất, kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy nhân tố tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tác động ngược chiều đến NIM. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam giai đọan 2008-2013. Kết quả nghiên cứu thể hiện các nhân tố sự phát triển ngành ngân hàng (BSD), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ nắm giữ vốn chủ sở hữu (CAP), rủi ro tín dụng (CR), tính thanh khoản (LIQ), chi phí hoạt động (OC) là các nhân tố tác động cùng chiều đến NIM.

Nguyễn Phạm Nhã Trúc, Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2015) so sánh sự

khác biệt trong khả năng sinh lời của nhóm các NHTM Cổ phần và quốc doanh tại Việt Nam, bài viết này sử dụng phương pháp đồ thị để tìm hiểu xu hướng của khả năng sinh lời của NHTM ở Việt Nam và sử dụng t-test để kiểm định sự khác biệt về khả năng sinh lời giữa khối NHTM quốc doanh và khối NHTM Cổ phần. Thông qua phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của 28 NHTM trong nước giai đoạn 2002-2013, kết quả nghiên cứu cho thấy ROE và ROA của các NHTM Việt Nam thể hiện xu hướng giảm. Ngoài ra, khối NHTMCP nhìn chung đạt được ROA cao hơn khối NHTM quốc doanh, tuy nhiên sự chênh lệch này được thu hẹp dần qua thời gian. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về sự chênh lệch ROE giữa khối NHTM quốc doanh và cổ phần. Hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ kiểm định sự khác biệt giữa khả năng sinh lời giữa nhóm các NHTM Cổ phần và nhóm các NHTM quốc doanh bằng t-test chứ chưa phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của từng nhóm, để có thể tìm ra giải pháp cải thiện khả năng sinh lời cho các NHTM Việt Nam.

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013. Áp dụng phương pháp nghiên cứu cho dữ liệu bảng ước lượng SGMM (System generalized method of moment), khả năng sinh lời của ngân hàng kết quả cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát đều có tương quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tương quan nghịch đến khả năng sinh lời. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.

Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTMCP Việt Nam, bằng việc sử dụng hồi qui bảng (Panel Regression) dữ liệu 27 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008- 2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô ngân hàng (SIZE), hoạt động cho vay (LAR), rủi ro tín dụng (CR), quy mô vốn chủ sở hữu (CAP), có tác động cùng chiều với thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng. Đồng thời hiệu quả quản lý (CTI) của các ngân hàng và tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đối với thu nhập lãi cận biên.

Đánh giá các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các tác giả trong và ngoài nước

Các công trình nghiên cứu trước đây đã đưa ra và giải thích rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, đối tượng tác động đến hiệu quả hoạt động được tác giả lựa chọn khá đa dạng. Tuy nhiên do dữ liệu phân tích là dữ liệu bảng, ngoài đặc tính riêng của từng ngân hàng, dữ liệu còn sự chi phối của yếu tố thời gian (các năm), yếu tố thời gian hầu hết không được đề cập trong các nghiên cứu trước đây,

nhưng thực tế chứng minh đối tượng nghiên cứu còn bị chi phối bởi các yếu tố mang tính thể chế, điều này được thể hiện thông qua sự tác động của yếu tố thời gian, cụ thể là sự khác biệt giữa các thời điểm ảnh hưởng lên tất cả các đối tượng.

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố nội sinh đến khả năng sinh lời của ngân hàng (ROA, ROE)

STT Tên biến Các tác giả nghiên cứu trước Dấu ảnh

hưởng

1 SIZE

(Quy mô ngân hàng)

Admet Ugur & Hakan Erkus (2010); Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc

Hương (2015);

Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015)

+

Low và các tác giả (2011); Hamadi & Ali Awdeh (2012);

Kasmana và cộng sự (2010) - 2 TEA (Vốn chủ sở hữu / tổng tài sản) Low và các tác giả (2011);

Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015)

+

Salman Ahmad, Bilal Nafees, Bilal Nafees (2012);

Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh (2015)

-

3

LQR (Tỷ lệ thanh

khoản)

Ahmad Aref Almazari1 (2014) +

Usman Dawood (2014) -

(Chi phí hoạt động)

Salman Ahmad và Bilal Nafees (2012); Usman Dawood (2014); Munther Al Nimer và cộng sự (2013) - 5 NPL (Tỷ lệ nợ xấu) Muhammad Bilal và cộng sự (2013); Aremu và cộng sự (2013);

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013);

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015);

Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nước ngoài và một số tác giả ở Việt Nam để chọn lựa được các nhân tố nội sinh và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam. Trong chương 3 tiếp theo sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu.

Tính toán các biến độc lập

Thiết lập mô hình kinh tế

Kiểm định ma trận tương quan Thống kê mô tả

Lựa chọn mô hình phù hợp

Hồi quy bằng phương pháp OLSHồi quy theo phương pháp FEM, REM

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Thu thập dữ liệu

Kiểm định khuyết tật mô hình

Hồi quy theo phương pháp FGLS

Tác giả thu thập số liệu 17 NHTM được niêm yết trên Sở chứng khoán Việt Nam từ báo cáo tài chính trong giai đoạn 2011-2018 và tiến hành tính toán các biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TEA), tỷ lệ thanh khoản (LQR), tỷ lệ nợ xấu (NPL), chi phí hoạt động (CIR). Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm Stata để thống kê mô tả dữ liệu và kiểm định ma trận tương quan giữa các biến, với kết quả nhận được phù hợp với điều kiện tác giả lập ra mô hình kinh tế để kiểm định những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam và thỏa điều kiện để sử dụng đồng thời các mô hình hồi quy gồm hồi quy OLS, FEM, REM, tiếp đến sử dụng lý luận và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp, kiểm định được các khuyết tật mà mô hình đang có và nhận ra mô hình có điểm chưa hoàn chỉnh, sử dụng mô hình FGLS để khắc phục các khuyết tật. Từ những kết quả trên, tác giả đưa các luận điểm riêng và khuyến nghị cho các ngân hàng để nâng cao khả năng sinh lời.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w