Ma trận tương quan giữa các biến cho thấy tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (Bảng 4.2), bao gồm tương quan giữa từng biến độc lập (SIZE, TEA, LQR, CIR, NPL) với biến phụ thuộc (ROA) và tương quan giữa các biến độc lập, các biến kiểm soát với nhau.
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến
ROA SIZE TEA LQR NPL CIR
ROA 1 NPL 0.0383 1 0.6576 0.2896 SIZE 0.1894* -0.0915 1 0.0273 0.2896 LQR 0.0622 -0.0618 0.0401 1 0.4722 0.4746 0.6433 CIR -0.7229* -0.0845 -0.1645 -0.0458 1 0.0000 0.3282 0.0556 0.5964 TEA 0.2395* 0.1888* -0.5889* 0.0488 -0.0409 1 0.005 0.0277 0 0.5728 0.6362 Nguồn: trích từ kết quả phụ lục 4
Biến SIZE đại diện cho quy mô tổng tài sản của ngân hàng có hệ số tương quan là 0.1894 > 0 cho thấy SIZE có tương quan dương với biến phụ thuộc ROA và sig = 0.0273 có mức ý nghĩa 5% nên quy mô tổng tài sản có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với giả thiết H1.
Biến độc lập CIR đại diện cho chi phí hoạt động có sig = 0.0000 với mức ý nghĩa 1% và có hệ số tương quan là -0.7229 < 0 nên CIR có tương quan âm với biến phụ thuộc ROA; cho thấy chi phí hoạt động tác động nghịch chiều đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Kết quả này phù hợp với giả thiết H4.
Biến độc lập TEA có hệ số tương quan 0.2395 > 0 nên TEA có tương quan dương với ROA và có sig = 0.005 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với giả thiết H2
Từ bảng 4.2 cho thấy các biến độc lập SIZE, CIR và TEA có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (CIR và TEA) và 5% (SIZE), cho thấy có mối quan hệ giữa các biến này với khả năng sinh lời của ngân hàng (ROA). Biến SIZE và TEA có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc ROA đại diện bởi quy mô tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu. CIR đại diện bởi chi phí hoạt động của ngân hàng lại có tương quan nghịch chiều với tỷ suất sinh lời ROA.