Tăng cường xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 70)

Dựa trên kết quả phân tích thực nghiệm ở Chương 4 thì tỷ lệ nợ xấu là yếu tố tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho rằng rủi nợ xấu cao sẽ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng nếu như chất lượng tài sản tốt (Heffernan and Fu, 2008). Trên cơ sở đó nếu ngân hàng

muốn đạt khả năng sinh lời cao thì đồng thời phải chấp nhận rủi ro cao nhưng để đảm bảo an toàn trong hoạt động thì chất lượng tài sản thế chấp phải tốt và được thẩm định chặt chẽ, đúng quy trình để hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy, khuyến nghị tập trung đưa ra những giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng tài sản thế chấp, một cơ sở quan trọng để hạn chế các khoản nợ xấu không thể xử lý tài sản đảm bảo nhằm bảo vệ lợi nhuận từ hoạt động của các NHTM, cụ thể:

Một là, trong hoạt động cấp tín dụng, việc ban hành các quy định về định giá tài sản bảo đảm đã trở thành một công việc quan trọng, là căn cứ pháp lý nội bộ được xây dựng dựa trên các quy định chung của NHNN và điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị rủi ro từng NHTM. Nhìn chung việc đánh giá giá trị thị trường của tài sản bảo đảm là rất khó khăn và phức tạp do có các yếu tố định tính, yếu tố phi giá nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thanh khoản của tài sản khi xử lý như tranh chấp, thừa kế, vị trí bất lợi,... Vì vậy sẽ phát sinh trường hợp có sự sai lệch trong công tác thẩm định giá trị tài sản hoặc mô tả không đúng hiện trạng nhằm nâng khống giá trị tài sản để hợp lý hóa hạn mức tín dụng phù hợp với quy định về tài sản, điều này là cực kỳ rủi ro và là một trong những nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ xấu không xử lý được như trong thời gian qua. Do đó bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn định giá của chuyên viên tín dụng, thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của NHNN mà còn nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nắm bắt thực tế và có sâu sát thực tế, xuống trực tiếp vị trí tài sản tọa lạc để đánh giá, kết hợp các thông tin về quy hoạch địa chính tại phường, quận nơi tài sản tọa lạc, cư dân địa phương về các thông tin phi chính thức (người chết trong bất động sản, tranh chấp, đồn đoán bất lợi...). Ngoài ra, các ngân hàng cần phải rà soát và tăng cường quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng và quy định về xác định giá trị tài sản bảo đảm; tích cực hoàn thiện quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN (Thông tư 09/2014/TT – NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02) của NHNN.

Hai là, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hệ thống xếp hạng tài sản đảm bảo bằng việc tính toán những chỉ tiêu đánh giá phù hợp với đặc thù của từng ngân hàng chứ không chỉ dựa vào những chỉ tiêu theo quy định của NHNN trên tinh thần chủ động, tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá cho chính đơn vị mình. Ngoài ra, tinh thần tập trung thu hồi nợ xấu, quyết tâm thu hồi nhằm làm lành mạnh bảng cân đối kế toán của ngân hàng, chỉ có như vậy, các NHTM mới có thể phát triển bền vững. Như vậy để giải quyết nợ xấu, các NHTM cần phải thực hiện kiểm tra, đánh giá lại chất lượng tài sản và khả năng thu hồi nợ cũng như giá trị của nợ xấu cần giải quyết. Trên cơ sở đó tiến hành bán những khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo cho VAMC - Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 843/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/5/2013. Bên cạnh việc mua nợ, VAMC cũng đã phối hợp với ngân hàng thực hiện việc thu hồi nợ, thanh toán trái phiếu đặc biệt cũng như cơ cấu lại nợ cho khách hàng. Mặt khác, các khoản nợ có tài sản đảm bảo nhưng không bán được, các ngân hàng sẽ tiến hành bằng cách thanh lý tài sản theo phương thức bán đấu giá tài sản trên thị trường. Cuối cùng, sau khi đã thanh lý tài sản đảm bảo nhưng vẫn không đủ để bù đắp nợ xấu thì sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa nợ. Ngoài ra, chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu là một biện pháp an toàn, nợ quá hạn trên cơ sở mức rủi ro của từng khoản vay chứ không chỉ trên cơ sở nợ quá hạn và chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Vì trên thực tế có các khoản vay mặc dù chưa đến hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn và chuyển nợ xấu rất cao. Việc làm này tuy làm giảm lợi nhuận trước mắt nhưng sẽ giúp ngân hàng ứng phó kịp thời nếu có xảy ra rủi ro. Bên cạnh đó, đề bù đắp tổn thất, ngân hàng có thể thực hiện chính sách lương và thưởng một cách hợp lý để chia sẻ khó khăn hiện tại và cũng là duy trì một nguồn vốn tái đầu tư hay phát triển trong tương lai.

Ba là, các ngân hàng cần thực hiện các chính sách lãi suất hợp lý để thực sự tín dụng là kênh truyền dẫn chủ đạo để thực thi chính sách của NHNN và góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Ngoài ra việc chuyển các khoản nợ có nguy cơ mất vốn thành vốn cổ đông giúp các ngân hàng chuyển vị thế từ chủ nợ sang cổ đông góp

vốn, tham gia vào công tác điều hành doanh nghiệp, điều này thực sự mang nhiều ý nghĩa vì có thể sẽ giúp các doanh nghiệp không những vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn có cơ hội phát triển trong tương lai, về phía ngân hàng thì đây được xem là cách thức hoàn hảo nhằm duy trì mục tiêu nợ xấu trong ngưỡng cho phép trước các yêu cầu khắt khe từ NHNN nhưng vẫn đảm bảo an toàn hoạt động.

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

THEO

5.3.1. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những mặt đạt được, đề tài nghiên cứu vẫn tồn tại những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, việc tiếp cận và thu thập dữ liệu còn hạn chế, cùng với việc giới hạn về mặt thời gian nên trong mẫu nghiên cứu chỉ gồm 17 NHTMCP đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam tính tới cuối năm 2018, trên tổng số 35 NHTM hiện nay. Do đó, số quan sát thu được vẫn còn có giới hạn và chưa thể hiện hết tính đại diện cho toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Hơn nữa, trong mô hình nghiên cứu tác giả cũng chỉ mới sử dụng chỉ tiêu ROA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong khi đó ở phần cơ sở lý luận chúng ta cũng thấy để đo lường hiệu quả hoạt động có nhiều chỉ tiêu cũng như cách thức đo lường khác nhau và mỗi chỉ tiêu cũng chỉ đo lường hiệu quả ở một khía cạnh nhất định.

Thứ hai là, khi xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng, trong bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở các yếu tố bên trong ngân hàng tác động đến lợi nhuận ngân hàng mà chưa xem xét đến các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như: lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế,… mặc dù đây cũng là những nhân tố có tác động rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng nhưng trong nghiên cứu này lại chưa xem xét đến. Vì vậy, đây cũng là cũng một hạn chế trong bài nghiên cứu.

Thứ ba, các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã có nhiều trên thế giới nhưng ở Việt Nam còn tương đối hạn chế nên tài liệu tham khảo cũng như các phương pháp luận trong nghiên cứu là một khó khăn không nhỏ đối với tác giả,

ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đề tài nên những hạn chế trong đề tài là điều khó tránh khỏi. Trong mô hình nghiên cứu đã đưa ra mặc dù đã kiểm định và rút ra được một số kết luận quan trọng để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh đó kết quả chạy mô hình cũng cho thấy các biến trong mô hình đưa ra chỉ mới giải thích được khoảng 1/5 các nhân tố tác động khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam. Như vậy có nghĩa là mô hình vẫn còn đang bỏ qua một số các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Nguyên nhân của hạn chế này do thời gian có hạn cũng như năng lực hiện tại còn hạn chế. Vì vậy tác giả mong muốn sẽ được nghiên cứu sâu hơn để đưa ra một thước đo đánh giá tổng quát hơn hiệu quả hoạt động của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như xây dựng được một mô hình với cách kiểm định tốt hơn và xác định được nhiều hơn các yếu tố tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng để làm một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của các bạn sinh viên cũng như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các ngân hàng trong việc đưa ra các chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động.

5.3.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Với những một vài hạn chế của đề tài nhƣ đã đề cập, tác giả hy vọng ở những nghiên cứu tiếp theo khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM có thể mở rộng thêm phạm vi của mẫu nghiên cứu. Do phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các biến độc lập nội sinh là quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, chi phí hoạt động, tính thanh khoản. Bên cạnh các biến thuộc yếu tố bên trong ngân hàng, cũng cần xem xét đến các yếu tố bên ngoài ngân hàng như lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế…, tiến hành mở rộng cơ sở dữ liệu với nhiều ngân hàng và mốc thời gian rộng hơn để có thể hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu và và đo lường hoạt động ngân hàng vào trong mô hình (tiền gửi khách hàng, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh,...)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 đã tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đạt được và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách góp phần cải thiện khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thông qua việc tiếp tục tăng cường và phát huy các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều, hạn chế lại các yếu tố ảnh hưởng trái chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu hy vọng có thể làm nguồn cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên nghiên cứu, các nhà quản trị NHTM trong công tác quản lý và hoạch định chiến lược. Đồng thời, chương này cũng trình bày một số hạn chế của nghiên cứu mà tác giả chưa thực hiện được và định hướng cho những nghiên cứu sau này.

KẾT LUẬN

Vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM là một trong những nội dung quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Ở đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ ra nhóm yếu tố nội bộ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời của các NHTM trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, thông qua phương pháp phân tích định lượng dữ liệu bảng với phần mềm STATA 14. Mặc dù nghiên cứu về khả năng sinh lời của NHTM tương đối phổ biến, tuy nhiên với những hướng tiếp cận theo không gian và thời gian khác nhau cũng như so sánh khả năng sinh lời giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau vào các thời kỳ khác nhau, tác giả cũng mong muốn trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả các nghiên cứu trước đây để kiểm định tính phù hợp theo hướng tiếp cận đánh giá và xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2018. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kỳ vọng cung cấp được bức tranh hoàn thiện hơn về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng cải thiện khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam để hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các NHTM tại Việt Nam từ năm 2011 - 2018 BaoC, Phương pháp Camels dùng cho quản trị rủi ro ngân hàng, ngày tạo 27/6/2012. Bùi Diệu Anh 2013, Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

Ehow 2012, Khả năng thanh toán và khả năng sinh lời được hiểu như thế nào? ngày tạo 30/06/2012, truy cập website <http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi- tiet/newsid/6472/Kha-nang-thanh-toan-va-kha-nang-sinh-loi-duoc-hieu-nhu-the-nao> [ngày truy cập 29/11/2019].

Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành 2015, “Đa dạng hoá thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lờicủa các NHTM Việt Nam”, Công nghệ ngân hàng, số 106 + 107 (tháng 01 + 02/2015, trang 13-21).

Lê Thị Lợi, 2013. Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn. Tạp chí ngân hàng số 2 + 3/2013 (trang 90-95).

Lê Thị Quyên 2014, Một số giải pháp cụ thể phân táng rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, ngày tạo 29/10/2014, truy cập tại <http://eba.htu.edu.vn/nghien-cuu/mot-so-giai-phap- cu-the-phan-tan-rui-ro-tin-dung-nham-ngan-ngua-va-han-che-rui-ro-trong-hoat-dong- tin-dung-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam.html> [ngày truy cập 01/12/2019]. Ngô Hướng, Đoàn Thanh Hà 2013, “Khả năng cung ứng vốn của NHTM cho phát triển kinh tế”, nhà xuất bản kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

xiv lxxvii

Nguyễn Minh Hà, Lê Đỗ Hoàng Phúc, 2015, “Vai trò cổ đông chiến lược đối với lợi nhuận nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Công nghệ ngân hàng, số 113 (tháng 8/2015, trang 14-25).

Nguyễn Minh Sáng, Nguyễn Thị Hà Phương, Huỳnh Cảng Siêu, Lê Thị Phương Thảo, Hà Phước Thông 2014, “Phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống NHTM Việt Nam” Tạp chí ngân hàng, số 19 (tháng 10/2014, trang 21- 26).

Nguyễn Phạm Nhã Trúc, Nguyễn Phạm Thiên Thanh 2015, “So sánh sự khác biệt trong khả năng sinh lời của nhóm các NHTMCP và Quốc doanh tại Việt Nam” Công nghệ ngân hàng, số 110 (tháng 05/2015, trang 55-61).

Nguyễn Thị Cành, 2009, Tài chính phát triển, Sách chuyên khảo, in xong và nộp lưu chiếu tháng 06/2009, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, trang 114-121. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2016, “Hoạt động ngân hàng năm 2015, cơ hội và thách thức cho năm tiếp theo” Tạp chí ngân hàng, số 3+4 (tháng 2/2016, trang 80-85).

Nguyễn Thị Mùi 2015, ‘Giải pháp phát triển ổn định và lành mạnh hệ thống ngân hàng’ truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai- phap- phat-trien-on-dinh-va-lanh-manh-he-thong-ngan-hang-59491.html>. [ngày truy cập 01/12/2019].

Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Thị Ngọc Hương 2015, “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTMCP Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 19 (tháng 10/2015, trang 8-14).

Nguyễn Thị Quỳnh Hương, 2012, “Sử dụng mô hình ROE trong việc đánh giá khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w