CHIẾU VỚI THỰC TẾ
4.5.1. Giả thuyết H1 về quy mô tài sản (SIZE)
Quy mô tài sản (SIZE) có mối tương quan thuận chiều với khả năng sinh lời ROA của các NHTM tại Việt Nam, quy mô tổng tài sản càng lớn thì khả năng sinh lời ROA càng cao, kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% trong mô hình biến phụ thuộc ROA. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến TEA tăng 1% thì ROA tăng 0.22%. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Admet Ugur & Hakan Erkus (2010); Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015); Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) đã tìm ra mối tương quan thuận chiều giữa quy mô tài sản và ROA của ngân hàng.
Điều đó cho thấy rằng với quy mô tổng tài sản càng lớn, lợi nhuận ngân hàng càng cao do các ngân hàng quy mô lớn có khả năng khai thác lợi thế theo quy mô, từ đó có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ với giá rẻ hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút lượng khách hàng lớn hơn, cũng như mang lại nguồn lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.
4.5.2. Giả thuyết H2 về tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TEA)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TEA) có mối tương quan thuận chiều với khả năng sinh lời ROA của các Ngân hàng TMCPCP Việt Nam, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì khả năng sinh lời ROA càng tăng, kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% trong mô hình biến phụ thuộc ROA.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến TEA tăng 1% thì ROA tăng 10,31%. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây Salman Ahmad, Bilal Nafees, Bilal Nafees (2012), Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh (2015) đã tìm ra mối tương quan thuận chiều giữa quy mô vốn chủ sở hữu và ROA. Ngân hàng có TEA cao an toàn về khả năng thanh khoản hơn nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao dẫn đến khả năng sinh lời cũng bị giảm. Mặc dù vốn chủ sở hữu trong giai đoạn năm 2010-2014 có xu hướng tăng nhưng do tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay giảm, chi phí huy động và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao tạo áp lực lớn về sử dụng vốn đối với các NHTM, nên kết quả kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, làm suy giảm khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho cho các ngân hàng có thể đứng vũng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu là tấm lá chắn an toàn cho các ngân hàng khi có khó khăn về tài chính. Như vậy rõ ràng, quy mô vốn chủ sở hữu đã cung cấp cho các ngân hàng một sức mạnh nội lực để có thể đứng vững trong thời kỳ kinh tế có nhiều bất ổn. Các sự kiện kinh tế diễn ra trên thế giới ít nhiều đều có ảnh hưởng đến Việt Nam, chỉ có nâng cao năng lực tài chính mới tạo nên một nội lực vững mạnh để các NHTM Việt Nam có thể chống chọi với rủi ro, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do vậy, việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính là đúng đắn, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế và phù hợp với chủ trương xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững, nhưng phải làm tốt công tác quản trị nguồn vốn nhằm trong dài hạn nâng cao khả năng sinh lời phù hợp với các nghiên cứu trước đây.
4.5.3. Giả thuyết H4 về chi phí hoạt động (CIR)
Biến CIR có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê mạnh với biến phụ thuộc ROA ở mức ý nghĩa 1%. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến tỷ lệ nợ xấu tăng 1% thì ROA giảm 0.07%. Điều này cho thấy có bằng chứng về mối quan hệ giữa
tỷ lệ chi tiêu cho hoạt động và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ lợi nhuận biên. Tỷ lệ này ở một khía cạnh nào đó thể hiện mức độ đầu tư của ngân hàng thông qua mức chi phí cho nhân viên và chi phí quản lý trên một đồng thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể nhận thấy ở Việt Nam các ngân hàng chưa sử dụng các khoản chi phí hợp lý để gia tăng khả năng sinh lời; khi ngân hàng càng có sự tiết giảm chi phí một cách có hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao khả năng sinh lời. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Abu hanifa (2015), Heffernan và Fu (2008) và Kosmidou (2005).
4.5.4. Giả thuyết H5 về tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) có mối tương quan ngược chiều với khả năng sinh lời ROA của các NHTM Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì khả năng sinh lời ROA càng sụt giảm, kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% trong mô hình biến phụ thuộc ROA. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến tỷ lệ nợ xấu tăng 1% thì ROA giảm 6.84%. Khi mở rộng hoạt động tín dụng ồ ạt trong những năm trước đây ngân hàng phải chấp nhận rủi ro tín dụng và gia tăng tỷ lệ nợ xấu, khi nợ xấu gia tăng thì NHTM phải tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của ngân hàng. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013), Olweny & Shipho (2011), Muhammad Bilal và cộng sự (2013), ... Nguyên nhân là do việc năng lực thẩm định cho vay, đạo đức nghề nghiệp, quản trị ngân hàng yếu kém dẫn đến rủi ro tín dụng tăng làm nợ xấu gia tăng. Ngược lại, ngân hàng nào có hiệu quả kinh doanh cao hay khả năng sinh lời cao thì ngân hàng đó có môi trường làm việc, đạo đức nghề nghiệp, khả năng quản trị tốt, ... từ đó kiểm soát nợ xấu tốt hơn, an toàn hơn.
Từ bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình chưa cho ra kết quả như kỳ vọng. Cụ thể, biến LQR không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các biến còn lại đã theo như giả thuyết ban đầu. Bốn biến còn lại bao gồm SIZE, TEA,
CIR, NPL đều phù hợp với kỳ vọng. Chứng tỏ mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật có tính vững, không bị thay đổi theo thời gian và sự thay đổi của số liệu nghiên cứu. Đây có thể là cơ sở để hình thành và xây dựng các mô hình dự báo cho ngân hàng trong tương lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương bốn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2018 qua các biến độc lập (SIZE, TEA, LQR, CIR, NPL) tác động như thế nào. Đồng thời chương bốn cũng đã trình bày kết quả nghiên cứu với những phân tích và các kiểm định cần thiết như trình bày kết quả thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan, phân tích hồi quy và thực hiện các kiểm định: kiểm định sự lựa chọn mô hình; kiểm định các giả thuyết cơ bản của hàm hồi quy bao gồm: kiểm định Hausman, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan, kiểm định phương sai thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: quy mô tài sản (SIZE) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TEA) có mối tương quan thuận chiều, trong khi đó chi phí hoạt động (CIR) và tỷ lệ nợ xấu (NPL) có mối tương quan ngược chiều, chỉ có biến tye lệ thanh khoản (LQR) là không tìm được mối quan hệ trong mô hình này.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN CHUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh tác động như thế nào đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thu thập từ báo cáo tài chính của 17 NHTM được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018. Nghiên cứu tiến hành ước lượng mô hình hồi quy thông qua 3 phương pháp Pooled OLS, FEM, REM. Sau đó, tiếp tục tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Và ở tất cả các mô hình hồi quy, kết quả kiểm định đều cho thấy FEM là mô hình phù hợp nhất. Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng hồi quy theo phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan trong mô hình nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho mô hình hồi quy. Kết quả hồi quy ở các mô hình nhận được các biến có ý nghĩa thống kê đối với ROA là quy mô tài sản (SIZE), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TEA), chi phí hoạt động (CIR) và tỷ lệ nợ xấu (NPL).
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, ngân hàng có quy mô đủ lớn thì có sẽ có cơ hội khai thác lợi thế theo quy mô, từ đó có thể gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao cũng có thể cải thiện được lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng việc các ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt chi phí hoạt động sẽ giúp cho lợi nhuận ngân hàng được nâng cao. Đặc biệt, các ngân hàng cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm cải thiện lợi nhuận cho ngân hàng mình. Hiện trạng đối với các NHTM trong những năm gần đây đã cho thấy cái nhìn trực quan về mối quan hệ này, khi nợ xấu tăng cao, cùng với đó là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng cao đã làm cho lợi nhuận ngân hàng có sự sụt giảm đáng kể, gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản và khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam. Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã
một lần nữa cung cấp thêm bằng chứng cho thấy rằng có sự tác động của các yếu tố nội sinh đến khả năng sinh lời của NHTM, cụ thể là mối quan hệ cùng chiều của quy mô tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, hay mối quan hệ ngược chiều của chi phí hoạt động và tỷ lệ nợ xấu đối với lợi nhuận ngân hàng. Như vậy bài nghiên cứu đã trả lời hai vấn đề đã đặt ra ban đầu: Thứ nhất, có hay không sự tác động của các yếu tố nội sinh kể trên đến lợi nhuận ngân hàng? Thứ hai, nếu có tác động thì tác động này là cùng chiều hay ngược chiều? Ngoài ra, thông qua kết quả nghiên cứu còn cho thấy mức độ tác động nhất định của từng nhân tố đến lợi nhuận ngân hàng, từ đó có thể sử dụng làm căn cứ để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
5.2. ĐỀ XUẤT MÔT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả thực nghiệm và thực trạng hoạt động của các NHTM trong thời gian qua tại Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Các khuyến nghị dựa trên tính hiệu quả sử dụng vốn nhưng đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng liên quan đến việc tăng quy mô về tài sản, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng nhưng đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo quy định của NHNN, cuối cùng là giảm chi phí hoạt động trong hoạt động của các NHTM. Bên cạnh đó, sự quyết tâm của cả hệ thống ngân hàng và sự đồng hành của Chính phủ cũng như NHNN chính là điều kiện đủ nhằm kiến tạo môi trường hoạt động ổn định, lành mạnh cho hoạt động ngân hàng.
5.2.1. Mở rộng quy mô tài sản ngân hàng
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, quy mô tài sản ngân hàng cao cũng sẽ góp phần cải thiện lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, việc mở rộng quy mô ngân hàng là điều cần thiết góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam. Bởi vì nếu quy mô ngân hàng đủ lớn, ngân hàng có khả năng khai thác và tận dụng lợi thế kinh tế về quy mô, từ đó có thể nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng có quy mô tài sản lớn, cũng có thể nâng cao hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng mình, qua đó giúp thu hút được lượng khách hàng lớn cho ngân hàng
mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ngân hàng càng tăng quy mô tài sản thì càng đem lại lợi nhuận cao. Bởi vì việc tăng quy mô tài sản cần tương xứng với trình độ và năng lực quản lý của ngân hàng. Nếu quy mô tăng quá mức sẽ gây hiệu ứng ngược lại, không những không làm tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng mà còn làm cho lợi nhuận bị sụt giảm. Do khi năng lực và trình độ quản lý của ngân hàng không bắt kịp với tốc độ tăng của quy mô sẽ gây nên nhiều khó khăn cho công tác quản trị, đồng thời không kiểm soát tốt chi phí (chi phí nhân sự, chi phí thủ tục hành chính…), dẫn đến tình trạng chi phí tăng tăng lên đáng kể, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận ngân hàng.
5.2.2. Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Kết quả phân tích thực nghiệm ở Chương 4 đã cho thấy rằng quy mô vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố tác động và có mối quan hệ cùng chiều đối với lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Điều này nghĩa là thực tế khi ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh và tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, từ đó giúp nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng, đặc biệt là trong điều kiện thị trường hiện nay với rất nhiều những ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Bên cạnh với việc tăng quy mô vốn, ngân hàng phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản trị vốn tốt và tránh tình trạng dư thừa quá nhiều vốn không sinh lời. Vì vậy những giải pháp đưa ra sẽ giúp ngân hàng tăng quy mô vốn chủ sở hữu đồng thời tăng tính hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng có thể tăng vốn thông qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài bởi điều đó không chỉ cho phép bản thân ngân hàng tăng thêm tiềm lực về tài chính mà còn có thể học hỏi, được hỗ trợ thêm kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ và quản trị ngân hàng (như ở Vietcombank, Vietinbank,...). Bên cạnh đó, ngân hàng có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu dịch vụ đặc biệt là mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư... Vì các tập đoàn ngân hàng nước ngoài luôn là những người có kinh nghiệm lâu năm và đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực này. Ngoài ra, ngân hàng nên đa dạng hóa danh mục các đối tác chiến lược với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, điều đó sẽ giúp ngân hàng có thêm nhiều cơ hội thực hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ đa
dạng và tiện ích mà đại đa số các ngân hàng hiện nay đang hướng tới khi hoạt động. Sáp nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ, các ngân hàng 0 đồng nhằm tạo ra một ngân hàng có “sức khỏe” tốt, lành mạnh, gia tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài là một xu hướng mang tính tất yếu và không thể nào tránh khỏi. Một