Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát – FGLS

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 59 - 60)

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát

ROA Coef. Std. Err. Z P > z

SIZE 0.0021553*** 0.0005862 3.68 0.000 TEA 0.1030904*** 0.0193333 5.33 0.000 LQR 0.0121193 0.0376349 0.32 0.747 CIR -0.0006816*** 0.0000704 -9.68 0.000 NPL -0.0684052*** 0.0255892 -2.67 0.008 _cons -0.0381454 0.0122706 -3.11 0.002 Y nghĩa thống kê: *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: trích từ phụ lục 13

Bảng 4.9 cho thấy kết quả từ phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát có tồn tại tác động của các biến độc lập NPL, SIZE, CIR và TEA đến biến phụ thuộc ROA trên cở sở đã khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình, cụ thể như sau: (i) NPL đại diện cho tỷ lệ nợ xấu có tác động nghịch chiều đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam với P-value = 0.008 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%; (ii) SIZE đại diện cho quy mô tổng tài sản có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng với P-value = 0.000 có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%; (iii) CIR đại diện cho tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng có tác động nghịch chiều đến ROA với P-value =0.000 có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% và (iv) TEA đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của

các NHTM với P-value = 0.000 có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy kết quả từ mô hình FGLS phù hợp với các giả thiết được kỳ vọng ở chương 3.

Vậy kết quả của mô hình kinh tế các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam được thiết lập như sau:

ROAit = - 0.038 + 0.0022SIZE + 0.1031TEA – 0.0007CIR – 0.0684NPL + ε

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 59 - 60)