CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 46)

3.3.1. Biến phụ thuộc

ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng. Mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc do chi phí hoạt động quá mức.

Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh hoạt động hiệu quả, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế.

𝑅𝑅𝑅 = Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản (3.1)

3.3.2. Các biến độc lập

3.3.2.1. Quy mô tài sản - SIZE

Đối với ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn, có nhiều cơ hội đa dạng hóa đầu tư hơn, từ đó cho phép ngân hàng duy trì, hay thậm chí tăng lợi nhuận trong khi cắt giảm rủi ro và ngược lại. Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa quy mô tài sản và khả năng sinh lời của ngân hàng (hay dấu của SIZE sẽ dương trong mô hình nghiên cứu).

Giả thuyết H1: Quy mô tài sản tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của NHTM.

3.3.2.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu - TEA

TEA đo lường tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản tại thời điểm cuối năm được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của vốn. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng quy mô vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng trong việc duy trì an toàn và phát triển hoạt động của ngân hàng do các ngân hàng luôn bị khống chế tỷ lệ an toàn vốn.

Thông thường, ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng có điều kiện để huy động thêm vốn nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ an toàn vốn cao cũng chứng tỏ việc ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính thấp, đi đôi với việc lợi nhuận sẽ bị giảm vì có khả năng dư thừa vốn, không tận dụng tối đa nguồn vốn.

Giả thuyết H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM.

3.3.2.3. Tỷ lệ thanh khoản - LQR

LQR là tính thanh khoản của ngân hàng, được xem như khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết một cách tức thời. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, ngân hàng cần thiết phải duy trì tài sản có tính lỏng hay có khả năng thanh khoản nhanh để có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt nhằm tránh các vấn đề thiếu hụt nhất thời dẫn đến mất uy tín ngân hàng hoặc thậm chí là phá sản. Bên cạnh đó, NHNN cũng ban hành các quy chế về tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của các tổ chức tín dụng theo thông tư 23/2015/TT-NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung cho quyết định số 581/2003/QĐ

- NHNN. Theo giả thuyết, tồn tại tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng (hay dấu của LQR sẽ dương trong mô hình nghiên cứu).

Giả thuyết H3: Tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM.

3.3.2.4. Chi phí hoạt động – CIR

CIR được xem là hiệu quả quản lý, được đo bằng tỷ lệ giữa chi phí hoạt động (chi phí ngoài lãi) trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, các ngân hàng đều có xu hướng muốn cắt giảm chi phí này để nguồn thu được tạo ra nhiều hơn. Vì vậy, nghiên cứu đặt giả thuyết có mối tương quan âm giữa hiệu quả quản lý và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Giả thuyết H4: Chi phí hoạt động có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM.

3.3.2.5. Tỷ lệ nợ xấu - NPL

Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng cách lấy tổng nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 chia cho tổng dư nợ, cho thấy mức độ nguy hiểm mà ngân hàng phải đối mặt, phản ánh chất lượng tín dụng và tình hình sức khỏe tài chính của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phần nào thể hiện hiệu quả, năng lực quản lý của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém, do đòi hỏi ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng cũng như phát sinh chi phí tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, dẫn đến làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Có thể nhận thấy nợ xấu thường có ảnh hưởng ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM.

3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Số liệu về các nhân tố ảnh hưởng được tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của 17 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011

- 2018 trên website chính thức của ngân hàng với 136 quan sát được sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả dữ liệu, đề xuất mô hình nghiên cứu, xác định được dấu kỳ vọng cho các biến độc lập trong mô hình và sử dụng các phương pháp kiểm định mô hình. Chương 4 tiếp theo sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam, qua đó trình bày các kết quả nghiên cứu, các kiểm định cần thiết cho mô hình nghiên cứu định lượng. Từ đó tạo ra cơ sở để phân tích và đối chiếu trong thực tế.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH

Số liệu thống kê mô tả được sử dụng để hiển thị tóm tắt về mối quan hệ giữa các nhân tố và khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam. Thống kê mô tả với các biến trong mô hình được trình bày theo các tiêu chí sau đây: số quan sát, trung bình tổng thể, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của 6 biến trong thời gian từ 8 năm từ 2011 – 2018 (Bảng 4.1)

Bảng 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu

Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 136 0.0085338 0.0082033 - 0.0599 0.0287 SIZE 136 18.87279 1.020308 16.53155 20.9956 TEA 136 0.0818818 0.0302466 0.0406 0.2195057 LQR 136 0.0114536 0.0116665 0.0026 0.0838 CIR 136 1.219478 7.352002 0.0579 86.30194 NPL 136 0.023015 0.0149417 0.0058 0.0881 Nguồn: trích từ kết quả phụ lục 3

Với số liệu thống kê gồm 136 mẫu quan sát, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng có giá trị trung bình là 0.85%, ROA thấp nhất đạt giá trị - 5.99% là ROA của TPBank năm 2011, trong khi, ROA cao nhất đạt mức 2.87% là ROA của Techcombank năm 2018. Dựa vào giá trị ROA của hai ngân hàng này qua các năm 2011 - 2018, có thể thấy, cả hai giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của ROA đều là những giá trị biến động bất thường của hai ngân hàng trong một năm nhất định, không duy

trì quanh vùng giá trị này trong những năm tiếp theo. Như vậy, bảng thống kê mô tả cũng phản ánh được phần nào tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng có thể biến động rất mạnh qua các năm tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng năm.

Về các biến độc lập:

(i) Quy mô ngân hàng (SIZE) giá trị trung bình là 18.87, với giá trị nhỏ nhất là 16.53

của TPBank năm 2012 và giá trị lớn nhất là 20.99 của BIDV năm 2018. Độ lệch của biến khá cao là 1.02, điều này chứng tỏ các NHTM được nghiên cứu có quy mô khác nhau qua các năm.

(ii) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (TEA) có giá trị trung bình là 8.19%, ngân hàng

có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp nhất là BIDV đạt giá trị 4.06% vào năm 2017 và TPBank đạt tỉ lệ cao nhất là 21.95% vào năm 2012 tuy nhiên đây không phải là tỷ lệ vốn chủ sở hữu ổn định của ngân hàng này.

(iii) Tỷ lệ thanh khoản (LQR) ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản cao nhất là

Sacombank vào năm 2011 đạt 8.38% chênh lệch rất lớn so với tỷ lệ trung bình đạt 1.15%. Còn đối với tỷ lệ thanh khoản kém nhất thuộc về LienVietPostBank vào năm 2013 chỉ đạt 0.26%, ở các chỉ số này độ lệch chuẩn khá thấp chỉ với 1.17%.

(iv) Tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) có tỷ lệ trung bình đạt 121.95%. Ngân

hàng có tỷ lệ chi phí hoạt động tốt nhất là VietinBank vào năm 2018 với chỉ 5.79%. CIR cao nhất là của TPBank vào năm 2011, lúc này ngân hàng đang gánh một lượng chi phí hoạt động rất cao là 8630% do chi phí hoạt động quá lớn trong khi lợi nhuận thu về không đánh kể, ở các chỉ số này độ lệch chuẩn lên đến 735%.

(v)Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng HDBank cao nhất lên đến 8.81% vào năm 2012 nhưng càng trở về sao tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hàng này càng giảm đến 2018 chỉ còn 2.43% cho thấy HDBank đã càng dần thắt chặt tình trạng nợ xấu này. Tỷ lệ nợ xấu thấp nhất thuộc về Sacombank với chỉ 0.58% vào năm 2011, cách khá xa so với tỷ lệ nợ xấu trung bình là 2.3% trên toàn hệ thống.

4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN

Ma trận tương quan giữa các biến cho thấy tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (Bảng 4.2), bao gồm tương quan giữa từng biến độc lập (SIZE, TEA, LQR, CIR, NPL) với biến phụ thuộc (ROA) và tương quan giữa các biến độc lập, các biến kiểm soát với nhau.

Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến

ROA SIZE TEA LQR NPL CIR

ROA 1 NPL 0.0383 1 0.6576 0.2896 SIZE 0.1894* -0.0915 1 0.0273 0.2896 LQR 0.0622 -0.0618 0.0401 1 0.4722 0.4746 0.6433 CIR -0.7229* -0.0845 -0.1645 -0.0458 1 0.0000 0.3282 0.0556 0.5964 TEA 0.2395* 0.1888* -0.5889* 0.0488 -0.0409 1 0.005 0.0277 0 0.5728 0.6362 Nguồn: trích từ kết quả phụ lục 4

Biến SIZE đại diện cho quy mô tổng tài sản của ngân hàng có hệ số tương quan là 0.1894 > 0 cho thấy SIZE có tương quan dương với biến phụ thuộc ROA và sig = 0.0273 có mức ý nghĩa 5% nên quy mô tổng tài sản có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với giả thiết H1.

Biến độc lập CIR đại diện cho chi phí hoạt động có sig = 0.0000 với mức ý nghĩa 1% và có hệ số tương quan là -0.7229 < 0 nên CIR có tương quan âm với biến phụ thuộc ROA; cho thấy chi phí hoạt động tác động nghịch chiều đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Kết quả này phù hợp với giả thiết H4.

Biến độc lập TEA có hệ số tương quan 0.2395 > 0 nên TEA có tương quan dương với ROA và có sig = 0.005 với mức ý nghĩa 1%, cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với giả thiết H2

Từ bảng 4.2 cho thấy các biến độc lập SIZE, CIR và TEA có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (CIR và TEA) và 5% (SIZE), cho thấy có mối quan hệ giữa các biến này với khả năng sinh lời của ngân hàng (ROA). Biến SIZE và TEA có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc ROA đại diện bởi quy mô tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu. CIR đại diện bởi chi phí hoạt động của ngân hàng lại có tương quan nghịch chiều với tỷ suất sinh lời ROA.

4.3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY

Tác giả sử dụng ba phương pháp hồi quy định lượng bao gồm: (i) Hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS); (ii) Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM); (iii) Mô hình tác động cố định (FEM) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Qua đó phân tích mức độ tác động, mức ý nghĩa của từng hệ số và mức độ giải thích của các yếu tố nội bộ đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam.

Bảng 4.3. Kết quả hồi quy trong 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM

Biến

Pooled OLS FEM REM

Coef P- value Coef P- value Coef P- value NPL -0.036511 0.224 -0.0407765 0.216 -0.0458295 0.130 SIZE 0.0025561*** 0.000 0.0042946*** 0.001 0.002935*** 0.000 LQR -0.0035338 0.925 0.1039412** 0.027 0.0532697 0.190 CIR -0.0007359*** 0.000 -0.0007304*** 0.000 - 0.009OI07435*** 0.000 TEA 0.1118961*** 0.000 -0.0828841*** 0.000 0.1208014*** 0.000 Prob>F 0.0000 0.0000 0.0000 R- square 0.633 0.5926 0.6256 Y nghĩa thống kê: ****p<0.01, **p<0.05, *p<0.1 Nguồn: trích từ phụ lục 5, 6, 7

Bảng 4.3 trình bày kết quả từ 3 phương pháp hồi quy định lượng Pooled OLS, FEM và REM. Đối với phương pháp binh phương nhỏ nhất OLS, kết quả từ mô hình cho thấy có tồn tại hệ số hồi quy có ý nghĩa ở các mức ý nghĩa thống kê khác nhau giữa các biến gồm quy mô tổng tài sản (SIZE), tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu đều ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, đối với phương pháp dữ liệu bảng thì mô hình bình phương nhỏ nhất OLS rất dễ vi phạm các khuyết tật của phương

pháp hồi quy tuyến tính như phương sai thay đổi và tự tương quan lẫn nhau giữa các biến nên thường không được sử dụng.

Ngoài ra kết quả hồi quy theo mô hình FEM và REM cũng tồn tại các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê. Đối với mô hình FEM, có mối quan hệ tác động cùng chiều giữa biến SIZE và biến LQR đến ROA lần lượt ở mức ý nghĩa 1% và 5%; tác động nghịch chiều giữa biến CIR và TEA đến ROA ở mức ý nghĩa 1%. Theo đó, kết quả thu được từ mô hình REM cho thấy biến SIZE và TEA có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của các NHTM và biến CIR đại diện cho tỷ lệ chi phí hoạt động lại có tác động nghịch chiều với ROA đều ở mức ý nghĩa 1%.

4.4. KIEM ĐỊNH KẾT QUẢ MÔ HÌNH 4.4.1. Kiểm định Hausman

Để xem xét giữa 2 mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên mô hình nào phù hợp để giải thích hơn, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại sự tự tương quan giữa các biến độc lập hay không.

Giả thiết:

H0: các biến độc lập không tương quan lẫn nhau 𝑅 Mô hình REM phù hợp H1: các biến độc lập tương quan lẫn nhau 𝑅 Mô hình FEM phù hợp

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Hausman

Kiểm định Hausman

Chi-square P-Value Kết luận

10.50 0.0623 Kết quả kiểm định Hausman

ủng hộ sử dụng mô hình REM

Nguồn: trích từ phụ lục 8

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy P-value = 0.0623 không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, từ đó chấp nhận giả thiết H0 có nghĩa là không có sự tương quan giữa tác động đặc trưng với các biến độc lập trong mô hình nên kết quả từ mô hình FEM

không phù hợp để phân tích. Từ đó, tác giả chọn mô hình REM để ước lượng và sử dụng kết quả từ mô hình REM để đánh giá mô hình biến phụ thuộc ROA.

Ngoài ra, để xem xét mô hình REM được chọn là đáng tin cậy nhất, tác giả tiến hành các kiểm định về phần dư trong dữ liệu bảng để tìm kiếm thêm bằng chứng ủng hộ vững chắc cho REM thông qua các kiểm định phương sai sai số thay đổi (kiểm định Breusch & Pagan), kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng tương quan chuỗi để khẳng định mô hình REM có tồn tại khuyết tật nào không.

4.4.2. Kiểm định tương quan đơn vị chéo giữa các biến độc lập trong mô hình REM

Giả thiết:

H0: Không tồn tại hiện tượng tương quan đơn vị chéo giữa các biến độc lập H1: Tồn tại hiện tượng tương quan đơn vị chéo giữa các biến độc lập

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tương quan đơn vị chéo

Kiểm định Pesaran

F P-value Kết luận

6.880 0.0000 Tồn tại hiện tượng

tương quan chéo

Nguồn: trích từ phụ lục 9

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w