95 –THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – BA ĐÌNH Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 165 - 166)

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.

4 Đoạn thơ nói về cuộc chia tay giữa một người lính biển và người con gái anh yêu Từ đó, bộc lộ tình yêu lứa đôi lồng trong tình yêu Tổ quốc.

95 –THPT ĐINH TIÊN HOÀNG – BA ĐÌNH Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Ngôn ngữ mơ hồ hạn chế sự rõ ràng và hiệu quả trong giao tiếp… Nhược điểm chung của chúng là không chứa đựng một nghĩa cụ thể, cố định nào và dễ gây nhầm lẫn.

Một từ ngữ mơ hồ khi nó không quy chiếu rõ ràng. Chúng ta không biết chính xác nội dung từ đó muốn truyền tải. Hãy xem hai phát biểu sau: “Người ta không thích thể loại nhạc này” và “Họ nói ông ấy sẽ không tham gia tranh cử lần hai”. Phản ứng tự nhiên với phát biểu thứ nhất sẽ là: “Người ta là ai và thể loại nhạc nào?”. Phản ứng với phát biểu thứ hai sẽ là: “Họ là ai?”. Trong cả hai ví dụ, chúng ta không chắc chắn về nội dung của thông điệp vì không có thông tin chính xác. Thay vào đó, hãy phát biểu thế này: “Những người từng được đào tạo ở Nhạc viện San Frangcisco không thích thể loại âm nhạc dân gian West Cork” hay “Ứng viên từ Ủy ban tuyển chọn của Đảng Dân chủ tuyên bố rằng ông sẽ không tham gia tranh cử nữa”. Khi đó, chúng ta sẽ có ý kiến phản hồi rõ ràng hơn.

Từ ngữ càng chung chung thì ý nghĩa càng mơ hồ. Một giải pháp chắc chắn để tránh sự mơ hồ là chọn lựa ngôn từ chính xác và chi tiết nhất có thể… Nếu bạn muốn nói đến ghế đu, ghế cổ, ghế nha sĩ hay ghế điện thì hãy sử dụng đúng những từ đó thay vì từ “ghế” chung chung. Thông thường dựa vào ngữ cảnh, người nghe có thể đoán ra vật quy chiếu của những từ ngữ chung chung, nhưng để có quy chiếu chính xác hãy sử dụng những từ cụ thể…

(D.Q>Mcinerny, theo Tư duy logic, NXB Thanh niên, 2013)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn (0,5 điểm) Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Chủ đề của đoạn trích được triển khai bằng những nội dung nào? (0,25 điểm)

Câu 4: Anh/chị hãy nêu một vài kinh nghiệm riêng của bản thân về việc sử dụng ngôn ngữ để giao

tiếp đạt hiệu quả. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)

Đọc bài thơ Đi trong rừng của Phạm Tiến Duật dưới đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Anh đi trong rừng, lá vỗ trên cao, Gió bốn bề cây; cây ngả nghiêng chào, Lay bóng đậm gió thổi vào đốm nắng. Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay;

Cây bồng bênh cười vui suốt ngày,

Thân thẳng cây chò, cành ngang cây bứa; Cây nhựa trắng là cây si, cây sữa,

Nhựa vàng cây dọc, nhựa đỏ cây nò, Cây nứa mọc đứng, cây giang mọc bò, Cây tầm gửi mọc ngồi đỏng đảnh, Cây lim uy nghi, sa nhân ma mỏng mảnh, Dạ hương của đêm, mắc cỡ của ngày.

Da bàn tay thường chạm với da cây, Khuôn mặt người chạm vào mặt lá. Rừng ơi rừng, ta bỗng gần gũi quá!

Không có những ngày này, hồ dễ đã quen nhau

Câu 5: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được dùng trong bài thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6: Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nhiều trong bài thơ trên (0,5 điểm) Câu 7: Nêu nội dung chính của bài thơ (0,5 điểm)

Câu 8: Viết cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ sau trong khoảng 5-7 dòng (0,25 điểm)

Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay

ĐÁP ÁN:Câu 1: Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt. - Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: “Ngôn ngữ mơ hồ hạn chế sự rõ ràng và hiệu quả trong giao tiếp”

Câu 3: Chủ đề của đoạn trích được triển khai bằng 2 nội dung: Chứng minh một từ ngữ mơ hồ khi nó không quy chiếu rõ ràng và nêu ra giải pháp.

Câu 4: Thí sinh nêu dựa trên những kinh nghiệm của bản thân. Cần có lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng

cụ thể, xác đáng.

Câu 5: Các phương thức biểu đạt được dùng trong bài thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 6: Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nhiều trong bài thơ: nhân hóa, liệt kê.

Câu 7: Nội dung chính của bài thơ: Tác giả khắc họa lại những loại cây trong rừng đồng thời qua

đó thể hiện tình cảm, sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong những năm tháng chiến tranh gian khổ.

Câu 8: Thí sinh nêu cảm nhận về hai câu thơ theo quan điểm của riêng mình, cần nhấn mạnh sự hi

sinh quên mình để làm đẹp cho đời của hoa cúc cũng như của chính những người lính trong những năm tháng chiến tranh. Cần có lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

ĐỀ 96 – THPT GIAO THỦY B – NAM ĐỊNHĐọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 165 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w