- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.
4 Đoạn thơ nói về cuộc chia tay giữa một người lính biển và người con gái anh yêu Từ đó, bộc lộ tình yêu lứa đôi lồng trong tình yêu Tổ quốc.
SỐ 87 CHUYÊN THÁI NGUYÊN LẦN 2 Văn bản 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Văn bản 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Dặn con
Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào.
Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán. Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này...
( Trần Nhuận Minh)
2/ Cách xưng hô (con, bố, mình) và cách nói phủ định (không được/ không bao giờ được) cho thấy thái độ của người bố trong cuộc trò chuyện như thế nào? (0,25 điểm)
3/ Theo anh/chị, vì sao người bố lại dặn con: (0,5 điểm)
“Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào”
4/ Anh/chị hiểu thế nào về câu thơ: (0,5 điểm)
“Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau
này…”
Văn bản 2: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
“Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau. Tuy nhiên, cũng có thể phân tích ra để cho được rõ nghĩa hơn nữa. Theo tôi nghĩ, sáng là sáng sủa, dễ hiểu, khái niệm được rõ ràng, thường thường khi khái miệm, nhận thức, suy nghĩ được rõ ràng,
thì lời diễn đạt ra cũng được minh bạch. Tuy nhiên, nhất là trong thơ, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa sáng rồi, dễ hiểu rồi, nhưng lời diễn đạt còn thô, chưa được trong, chưa được gọn, chưa được chuốt. Do đó, tôi muốn hiểu chữ sáng là nặng về nội dung, nói tư duy và chữ trong là nặng nói về hình thức, nói diễn đạt (và cố nhiên là nội dung và hình thức gắn liền). Cho nên phải phấn đấu cho được sáng nghĩa, đồng thời lại phải phấn đấu cho được trong lời, đặng cho câu thơ, câu văn trong sáng”
(Xuân Diệu, dẫn theo SGK Ngữ văn 12 Nâng cao, tr140) 5/ Xác định 2 phép liên kết trong đoạn trích. (0,25 điểm)
6/ Nêu nội dung của đoạn trích? (0,5 điểm)
7/ Cụm từ “Theo tôi nghĩ” trong đoạn trích mang hàm ý gì? (0,25 điểm) 8/ Xác định lỗi và sửa lỗi trong các câu sau: (0,5 điểm)
a/ Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mệ là yêu tố quan trọng dẫn đến thành công.
b/ Các trường đại học trong cả nước đã công bố công khai điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh.
ĐÁP ÁN
Đọc các văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ sáu chữ.
Câu 2. Cách xưng hô "con", "bố", "mình" - lời dặn dò cũng là lời tâm sự thể hiện sự ân cần, nhẹ nhàng; cách nói phủ định "không được/ không bao giờ được" cho thấy thái độ cũng rất nghiêm khắc của người bố trong cuộc trò chuyện.
Câu 3. Người bố dặn con:
Quê hương họ ở nơi nào”
Vì: hỏi quê hương là hỏi đến gốc tích, lai lịch… Điều đó có thể đụng vào nỗi đau và lòng tự ái của những người hành khất, có thể gây tổn thương cho họ.
Câu 4. Hai câu thơ:
“Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này…”
là lời nhắc nhở khéo léo và sâu sắc của người cha, ngụ ý: cuộc đời con người lúc lên lúc xuống, biết đâu sau này chính bố cũng ở vào hoàn cảnh của người ăn mày hôm nay, vì thế hãy biết mở rộng lòng nhân ái, biết cho đi để được nhận lại.
Câu 5. Hai phép liên kết trong đoạn văn:
- Phép lặp: "trong sáng" "trong" "sáng" "tôi" "diễn đạt"... - Phép nối: "Tuy nhiên" "Do đó" "Cho nên"
Câu 6. Nội dung đoạn trích: Giải thích khái niệm sự trong sáng của ngôn ngữ.
Câu 7. Cụm từ "Theo tôi nghĩ" nhằm nhấn mạnh những nội dung trong bài là quan điểm cá nhân.
Câu 8. Sửa lỗi:
- Câu a: Lỗi "Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng"
→ Sửa: Trong bóng đá, niềm say mê là yêu tố quan trong dẫn đến thành công. - Câu b: Lỗi "công bố công khai" → Sửa: bỏ từ "công khai".
ĐỀ 88 – SỞ GD & ĐT BẠC LIÊU Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay”. Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu… Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay. Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài trời mưa bụi bay. Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
( Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)
Câu 2: Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc sử dụng kết
hợp các phương thức đó là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của các biện
pháp tu từ đó (0,5 điểm)
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu…
Câu 4: Từ bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Viết câu trả lời
trong khoảng 5 – 7 dòng (0,5 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 7:
Công trình chứng minh “Bổ đề cơ bản chương trình Langland” của Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu vừa được tạp chí danh tiếng Time (Mĩ) bình chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu của năm 2009. Với phát minh này, Ngô Bảo Châu hiện là ứng viên sáng giá cho giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế giới – giải thưởng Fields.
(Theo Vietnamnet ngày 11 – 12 – 2009)
Câu 5: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 6: Nội dung chính của văn bản trên là gì? (0,5 điểm)
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị khi đọc văn bản trên. Viết câu trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng (0,5
điểm)
ĐÁP ÁN:Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn)