ĐÁP ÁN Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 86 - 87)

- Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó:

ĐÁP ÁN Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

(Trích “Đất Nước” , Nguyễn Khoa Điềm, NV12, tr118, NXB GD 2008) a. Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận đất nước về phương diện nào? Nhận xét cách định

nghĩa của nhà thơ về Đất Nước.

b. Chỉ ra và nhận xét cách sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên.

ĐÁP ÁNĐọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Câu a. - Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận đất nước ở phương diện không gian địa lý.

- Bằng những câu thơ có cấu trúc: “Đất là…”, “Nước là…”, “Đất Nước là…” tác giả đã định nghĩa về Đất Nước. Đây là lối tư duy triết tự để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng “Đất Nước” bằng tư tưởng luận lí chính xác và chân thực. Nếu tách ra làm thành tố ngôn ngữ độc lập thì Đất và Nước có ý nghĩa là không gian sinh tồn về mặt vật chất của con người cá thể. Nếu hợp lại thành một danh từ “Đất

Nước” thì nó có ý nghĩa tinh thần thiêng liêng, gợi không gian sinh sống của cả

một cộng đồng người như những người ruột thịt. Đó là cách nhìn mới mẻ, độc đáo và sâu sắc.

Câu b. - Tác giả đã sử dụng chất liệu dân gian trong câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi

chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.”

- Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xa xưa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:

“Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt”.

Cách sử sụng chất liệu văn học dân gian khiến hình ảnh Đất Nước trở nên gần gũi, thân thuộc hơn.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w