- Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó:
ĐÁP ÁN Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm
đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Đó là một người mẹ nghèo, lam lũ, vất vả.
Câu 3. Tâm tư, tình cảm của tác giả:
Nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.
Câu 4. Hiệu quả biểu đạt của chất liệu ca dao được sử dụng trong văn bản:
Trong ca dao ta thường gặp: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng
hát nỉ non” hay “Cái cò đậu cọc cầu ao /Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua” và “Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” . Chính những
"cái cò", "sung chát đào chua", cây cải về trời đó lại hiển hiện trong kí ức bằng lặng, đẹp đẽ hồn nhiên của ngày thơ. Tác giả đã vận hình ảnh cánh cò vào đời “mẹ ta”,
như một niềm tri ân thành kính trong nỗi xót xa thương cảm vô bờ. Nhờ đó hình ảnh người mẹ tảo tần, lam lũ hiện lên càng thấm thía và cảm động hơn.
Câu 5. Lời ru của mẹ không xa lạ trong thi ca như ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ
đã nhận ra “kiếp con người” dễ gì sánh được “mấy lời mẹ ru”. “Mấy lời” thôi nhưng là sự kết tinh của một cuộc đời và cả nhiều cuộc đời. Nó không chỉ chứa đựng tình mẹ bao la mà còn là những bài học làm người vô cùng quý giá mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để học, để thấm và để biết ơn. Nói cách khác, hai câu thơ đã thức tỉnh muôn người, hãy nhìn lại mình trên nẻo về với cõi thiêng liêng.