SỐ 58 THPT VĨNH BẢO HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 95 - 96)

- Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó:

SỐ 58 THPT VĨNH BẢO HẢI PHÒNG

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả . Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”

(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao) a. Nêu vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích?

b. Những kiểu câu nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên? c. Đoạn văn bản trên kể theo giọng của ai?

d. Tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến đối tượng nào? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? e. Theo em ai đã biến Chí Phèo thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại?

ĐÁP ÁNĐọc văn bản và trả lời câu hỏi: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Câu a. - Vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích: Đoạn trích trên nằm ở đầu tác phẩm. - Đoạn trích viết về tiếng chửi của Chí Phèo, gây ấn tượng mạnh với người đọc về

một Chí Phèo say khướt.

Câu b. Những kiểu câu được tác giả sử dụng trong đoạn trích: câu kể, câu hỏi, câu cảm thán.

Câu c. Đoạn văn bản trên kể theo giọng của tác giả - ngôi kể thứ ba.

Câu d. - Tiếng chừi của "Chí Phèo" hướng đến đối tượng: trời, đời, tất cả làng Vũ Đại, đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn.

-> đối tượng không cụ thể và ngày càng thu hẹp. - Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa:

+ Bộc lộ bản chất lưu manh, côn đồ, tha hóa của Chí Phèo từ khi đi tù về.

+ Thể hiện nỗi đau khổ, tuyệt vọng và khao khát giao tiếp của một con người cô độc, khốn khổ, bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi, khát khao được hòa nhập với cuộc đời, được đối thoại, được coi như một người bình thường trong cộng đồng ấy.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w