- Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó:
e. Chính giai cấp thống trị, xã hội thực dân phong kiến đã biến Chí Phèo thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
dữ của làng Vũ Đại.
ĐỀ 59. THPT LƯƠNG TÀI 2 BẮC NINH
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngay. Em cũng không mong nó giống mặt trời Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống Lại mình em với đêm dài câm
lặng Mà lòng anh xa cách với lòng em.
Em chở về đúng nghĩa trái tim Biết làm sống những hồng cầu đã chết, Biết lấy lại những gì đã mất. Biết rút gần khoảng cách của yêu, tin. Em chở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết súc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu…
(Tự hát – Xuân Quỳnh) 1. Phát hiện và chữa các lỗi chính tả trong bài?
- Bài thơ thuộc đề tài tình yêu
- Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp. - Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú.. - Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự.
3. Trong bài thơ, hình ảnh “Trái tim” được dùng với ý nghĩa gì?
4. “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” hay “Tấm lòng vàng” là những thành ngữ thường
dùng để chỉ điều gì? Từ “vàng” trong câu thơ đầu có cùng nghĩa với từ “vàng” trong các câu thành ngữ trên hay không?
ĐÁP ÁNCâu 1. Các lỗi chính tả trong bài: Câu 1. Các lỗi chính tả trong bài:
- Chở về -> trở về - Súc động -> xúc động
Câu 2. - Bài thơ thuộc đề tài tình yêu -> Đúng
- Tác giả là một nhà thơ thời chống Pháp -> Sai - Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú -> Sai - Bài thơ viết theo ngôn ngữ tự sự. -> Đúng
Câu 3. Trong bài thơ, hình ảnh “Trái tim” được dùng với ý nghĩa là tình yêu, tấm lòng của người phụ nữ dành cho “anh”.
Câu 4. “Một túp lều tranh hai trái tim vàng” hay “Tấm lòng vàng” là những thành ngữ
thường dùng để chỉ tình yêu đích thực, chân thành, xuất phát từ hai phía mà không màng vật chất hay lòng tốt của con người.
Từ “vàng” trong câu thơ đầu không cùng nghĩa với từ “vàng” trong các câu thành ngữ trên, bởi nó chỉ một loại chất liệu.
ĐÊ SÔ 60. THPT ĐỒNG ĐẬU VĨNH PHÚC
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“…Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn…”
(Trích “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh) 1. Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Em hãy đặt tiêu đề phù hợp cho đoạn
văn. (1,0 điểm)
2. Nội dung cơ bản của đoạn trích trên? Biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng, tác dụng?
(1,0 điểm)
ĐÁP ÁNĐọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Câu 1. - Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. - Tiêu đề : Tội ác của thực dân Pháp
Câu 2. - Nội dung cơ bản của đoạn trích: nói về những biện pháp, chính sách cai trị, bóc lột, đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt gần một trăm năm
đô hộ.
- Biện pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng, tác dụng:
+ Điệp từ “chúng”và phép lặp cấu trúc câu “Chúng + cụm động từ” xuất hiện dày đặc, lồng trong những câu văn song hành -> vạch trần lớp vỏ bọc hoa mĩ bọn thực dân vẫn tuôn ra bấy lâu, nhấn mạnh và khắc sâu ghi nhớ, chỉ rõ kẻ thù của ta cũng như sự đối lập giữa chúng và dân tộc ta.
+ Nghệ thuật liệt kê, hình ảnh ẩn dụ cách thức “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa
của ta trong những bể máu” có tác dụng định tội rắn rỏi, tố cáo toàn diện tội ác của
bọn cướp nước, khơi dậy trong lòng mỗi người dân Việt Nam niềm căm giận sâu sắc trước những tội ác man rợ ấy.
ĐỀ SỐ 61. TRẦN QUỐC TUẤN QUẢNG NGÃI
“… Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích,
giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vẩu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng”
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
a, Đoạn văn trên được trích từ trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b, Xác định phương thức biểu đạt chính và thể loại của đoạn văn?
c, Nhà văn đã tập trung sử dụng những từ loại, biện phá tu từ gì để miêu tả thác nước? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng.
d, Thái độ, tình cảm của tác giả qua việc miêu tả thác nước sông Đà?
ĐÁP ÁN
Ý Nội dung
Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu: Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản để làm bài.
- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của cả văn bản, chỉ kiếm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú nhưng cần có những nét hiểu cơ bản về tác giả, tác phẩm, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
Yêu cầu cụ thể
Câu a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: “ Người lái đò sông Đà”. Tác giả: Nguyễn Tuân
Câu b. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả. Thể loại: tùy bút.
Câu c. * Đoạn văn tập trung sử dụng từ loại là: các động từ mạnh ( réo, van xin, gằn giọng,
rống, …)
* Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là:
- Nhân hóa: Âm thanh tiếng thác nước- rống lên, van xin, gằn giọng - So sánh: Âm thanh tiếng thác nước- như tiếng một ngàn con trâu mộng.
dội và hung bạo của dòng sông.