- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.
ĐÁP ÁN Đọc – hiểu
Đọc – hiểu
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2. - Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận.
- Đoạn trích đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về một vấn đề: chỉ ra vấn đề đúng sai, tốt xấu và mang tính đối thoại.
Câu 3. Câu văn khái quát chủ đề của đoạn trích: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm
ba tiếng Tây hơn diễn tả ý tưởng mạch lạc bằng tiếng nước mình.”
Câu 4. - Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng học đòi Tây hóa của một bộ phận trí thức, quan lại ở Việt Nam ( trong những năm đầu của thế kỉ XX – 1925) - Tính thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay:
+ Biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một yêu cầu trong quá trình hội nhập nhưng phải song song với việc trau dồi tiếng mẹ đẻ.
+ Tránh sử dụng ngôn ngữ lai căng, pha tạp để bảo vệ tiếng mẹ đẻ.
Câu 5. Các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 6. Hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn thơ: liệt kê và nhân hóa
Câu 7. -Những câu thơ trước có ý nghĩa đối lập với câu cuối đoạn “Mơ về ngày mai cuộc đời
toàn tiếng hát”
-Ý nghĩa: Làm nổi bật những mất mát, đau đớn mà người dân Nepal phải gánh chịu, đồng thời thể hiện ước mong về một cuộc sống yên bình của họ.
Câu 8. Đoạn thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của một cậu bé mới 14 tuổi: sự xúc động, xót thương trước những bất hạnh của người dân Nepal và ước muốn cuộc sống tươi đẹp cho họ của cậu bé -> Đó là tình cảm nhân văn, cao đẹp mà ai cũng cần có.
ĐỀ SỐ 73. CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH LẦN 4Câu I (3,0 điểm)