- Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó:
SỐ 56 YÊN DŨNG BẮC GIANG
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”
(Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1/ Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ 2/ Nội dung chính của đoạn thơ
3/ Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
ĐÁP ÁN
Đọc đoạn thơ trong bài “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh và thực hiện các yêu cầu:
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học thuộc thể thơ trữ tình để làm bài.
- Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần nắm bắt được tâm tình của tác giả, hiểu được giá trị biểu đạt của tiếng Việt, thấy
được tác dụng của biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn trích.
Yêu cầu cụ thể:
Câu 1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ: Miêu tả hình ảnh con sông quê hương trong tâm tưởng của nhà thơ - đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với
quê hương của ông.
Câu 3. - Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ: + Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong” + Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
+ So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
- Hiệu quả: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.