SỐ 80 CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 7 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 137 - 138)

- Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho bức tranh mùa xuân hiện lên thật tươi sáng, đầy sức sống, vừa duyên dáng vừa sinh động, giàu sức gợi hình gợi cảm.

7. Qua hai đoạn văn bản trên, anh/chị có cảm nghĩ gì về những bậc cao niê nở Việt Nam thời chiến tranh? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

SỐ 80 CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 7 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Anh/chị hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 2:

“Tiếng nói là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập của dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bát cứ người An Nam vào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ để đòng nghĩa với từ chối sự tự do của mình.

…………Chúng ta không thể né tránh châu Âu vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họi hpair biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu nhập được, họ không được giữ riêng cho mình. Đồng bào của họ cũng được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước nhà”.

[“Tiếng mẹ để - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”, Nguyễn Anh Ninh, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam]

Câu 1. Đoạn văn bản trên thuộc thể loại nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu khái quát nội dung chính của đoạn văn bản trên bản trên (0,5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7

“Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Câu 3. Phân tích ý nghĩa cách dùng từ “rũa” của Xuân Diệu trong câu thơ “Trong vườn sắc đỏ rũa

màu xanh” (0,5 điểm)

Câu 4. Nhận xét ngắn gọn về ngôn ngữ thơ Xuân Diệu ở đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 5. Bút pháp nghệ thuật nào được miêu tả sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ (0,5 điểm) Câu 6. Khái quát nội dung và đặc sắc phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu được thể hiện qua đoạn thơ (0,5 điểm)

ĐÁP ÁN

Câu 1. Đoạn văn bản thuộc thể loại văn bản chính luận.

Câu 2. Đoạn văn bản khẳng định tầm quan trọng của tiếng nói đối với vận mệnh một dân tộc, quốc gia và thể hiện nhận thức đứng đắn của người viết về mối quan hệ giữa việc học ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ nước mình.

Câu 3. Dùng từ “rũa”, Xuân Diệu đã diễn tả tinh tế sự chuyển màu của lá trong vườn khi thiên nhiên bắt đầu sang thu, qua đó diễn tả tài tình sự vận động của thời gian từ mùa hạ sang màu thu, biến cái không thể nhìn thấy – thời gian thành cái có thể tri giác được – màu sắc. Cái hay của cách dùng từ là người viết đã thu cả một chuyển mùa lớn lao vào từng tế bào diệp lục – một cách cảm nhận và diễn tả cảm nhận về thiên nhiên mới mẻ, độc đáo, tinh tế, tài hoa.

Câu 4. Đoạn thơ cho thấy cách dùng từ mới lạ, rất Tây (hơn một, rụng cành) và cũng rất tài hoa tinh tế “ điệp âm “r”; tổ chức ngôn từ độc đáo (dòng thơ

“Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”).

Câu 5. Bút pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng hiệu quả nhất: bút pháp Tương giao đã được tác giả sử dụng một cách điêu luyện; tài hoa.

Câu 6. Đoạn thơ tái hiện một bức tranh thiên nhiên mùa thu lúc giao mùa trong không gian vườn thật gợi cảm, thi vị bằng cảm nhận của một cái tôi yêu sống tha thiết nhạy cảm đặc biệt trước những bước đi của thời gian, đồng thời thể hiện được nét đặc sắc phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945: Làm chủ bút pháp Tương giao; sử dụng ngôn ngữ thơ rất mới mẻ, táo bạo.

Một phần của tài liệu 110 bài tập đọc hiểu chọc lọc có lời giải chi tiết đã chuyển đổi (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w