- Liên hệ bản thân rút ra bài học.
HẾT ĐÁP ÁN CHẤM
TRƯỜNG THCS TÂY SƠN
NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ IIMôn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút.
Phần I (7 điểm): Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải có viết:
"Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng..."
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Em hãy chép chính xác 4 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ và cho biết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó giúp em hiểu thêm điều gì về tác giả?
2. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ".
3. Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “người cầm súng" và "người ra đồng".
4. Dựa vào đoạn thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp để làm rõ những cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân đất nước, cách mạng. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và câu ghép (gạch chân dưới những từ ngữ dùng làm khởi ngữ và câu ghép).
Phần II (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"..Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng không để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy."
(Mác-xim Go-rơ-ki, Tôi đã học tập như thế nào, Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) 1. Chỉ rõ 2 phép liên kết câu trong đoạn trích trên?
2. Theo tác giả, việc đọc sách đã mang đến những thay đổi gì trong con người ông?
3. Bằng một đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách của thanh thiếu niên hiện nay.
Chúc các em làm bài tốt!
Ghi chú : Điểm phần I: 1 (1,5); 2 (1 điểm); 3 (1 điểm); 4 (3,5 điểm) Điểm phần II: 1(0,5 điểm ); 2(0,5 điểm); 3( 2 điểm ).
Một bạn học sinh chép lại hai khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy như sau:
Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng in phăng phắc Đủ cho ta giật mình.
Câu 1. Cho biết, bạn học sinh đã chép sai ở chỗ nào? Chép lại chính xác hai khổ thơ sau khi đã sửa lại.
Câu 2. Em có nhận xét như thế nào về bố cục của bài thơ ?
Câu 3. Trong câu thơ thứ nhất “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Hãy trình bày tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: cuộc gặp gỡ bất ngờ với vầng trăng đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhân vật trữ tình. Hãy viết một đoạn văn kiểu tổng phân hợp khoảng 10 câu phân tích hai khổ cuối của bài thơ “Ánh trăng” để làm sáng tỏ ý kiến trên (trong đoạn có sử dụng lời dẫn gián tiếp, một câu bị động).
Câu 5. Tại sao nói ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng” có tính khái quát cao.
Phần II: (3 điểm)
“Bếp lửa” là một bài thơ nổi tiếng của tác giả Bằng Việt.
Câu 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 2. Thông qua bài thơ, tác giả Bằng Việt đã thể hiện một triết lý giản dị mà vô cùng sâu sắc. Hãy cho biết triết lý được tác giả gửi gắm trong bài thơ là gì?
Câu 3. Bao trùm bài thơ “Bếp lửa” là lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Có người nói: “biết ơn là cảm xúc khi ta đã trưởng thành”. Hãy viết một văn bản khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Chúc em làm bài tốt !
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ