TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP ĐỀ CÁC TRƯỜNG (Trang 102 - 104)

- Lần này ta ra, thân hình cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính săn Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh Nhưng nghĩ chúng là nước lớn

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9Năm học 2020 – 2021 Năm học 2020 – 2021

Môn : Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

Phần 1 (7.0 điểm): Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau:

Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiên chiến Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.

(“Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên. Từ hoàn cảnh sáng tác đó, em hiểu gì về nhà thơ Thanh Hải ?

Câu 2: Đoạn thơ không sử dụng từ “xuân” nhưng ta vẫn thấy hiện lên khung cảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế thật tươi sáng, thơ mộng, giàu sức sống. Hãy chỉ ra các tín hiệu mùa xuân trong đoạn thơ để lí giải điều đó.

Câu 3: Hai câu đầu của Mùa xuân nho nhỏ gợi em nhớ đến hai câu thơ nào, của ai trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về mùa xuân? Em hãy so sánh để tìm ra điểm giống và điểm khác biệt của hai bức tranh xuân ấy.

Câu 4: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn từ 12- 15 câu theo mô hình Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu bị động để làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. (gạch dưới, chú thích rõ phép nổi và câu bị động).

Phần 2 (3.0 điểm): Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÓN NGỌN NÊN

Trong một căn phòng lặng thinh có bốn ngọn nến đang cháy. Ngọn nến thứ nhất nói: - Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tối.

Ngọn nến thứ hai nói:

- Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi. Ngọn nến thứ ba lên tiếng:

- Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tối.

Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:

-Tại sao ba ngọn nến lại tắt?

Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:

- Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì tôi chính là hiện thân của hi vọng.

Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nên còn lại.

(Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ - Trương Thiết Thành - NXB văn hóa)

Câu 1: Đột nhiên, cánh cửa phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn trên và gọi tên thành phần biệt lập đó.

Câu 2: Nếu em là một trong ba ngọn nến bị tắt, em sẽ nói gì với ngọn nến hi vọng sau khi được thắp sáng trở lại?

Câu 3: Từ ý nghĩa của văn bản trên, viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vai trò của hi vọng trong cuộc sống.

ĐỀ SỐ 1

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP ĐỀ CÁC TRƯỜNG (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w