II 1 Ghi lại câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên 0
4 Viết đoạn văn quy nạp, 12 câu, cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người nói Trong đoạn có sử dụng phép nối liên kết và câu có thành phần biệt
nói. Trong đoạn có sử dụng phép nối liên kết và câu có thành phần biệt lập phụ chú (gạch chân dưới phép nối và thành phần biệt lập phụ chú).
3.5
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn quy nạp, khoảng 12 câu (nhiều/ít hơn 2
câu) 0.5
- Đảm bảo đủ, đúng các yếu tố tiếng Việt theo yêu cầu của đề 0.5 - Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên
thể hiện qua lời nói của anh 2,5
-Triển khai ý rõ ràng, mạch lạc, phân tích làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật:
+ Quan niệm về công việc đẹp đẽ, đúng đắn: làm việc là trách nhiệm, niềm vui, đam mê
+ Thái độ sống cao đẹp: sống có trách nhiệm với đất nước với nhân dân. + Tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu quê hương đất nước
quá 0,5đ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2020 -2021 Môn thi: NGỮ VĂN - LỚP 9 Môn thi: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút, Ngày kiểm tra : 27/4/2021
Phần I (7 điểm)
Trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, khi kể về nhân vật ông họa sĩ, Nguyễn Thành Long đã viết :
Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển...
( Ngữ văn 9 tập I - NXB Giáo dục, 2005)
Câu 1. Truyện ngắn“Lặng lẽ Sa Pa ” ra đời trong h oàn cảnh nào?
Câu 2. Trong tác phẩm trên, nhân vật ông họa sĩ có vai trò gì?
Câu 3. Bằng những hiểu biết của em về văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa”, hãy cho biết vì sao ông họa sĩ cảm thấy “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá”?
Câu 4. “Người con trai ấy” và các nhân vật khác đang ngày đêm làm việc ở Sa Pa có biết bao vẻ đẹp đáng quý, trong đó nổi bật là tình yêu và tinh thần trách nhiệm với công việc. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ vẻ đẹp ấy của các nhân vật. Trong đoạn có sử dụng thành phần phụ chú, một câu phủ định dùng để khẳng định. (Gạch chân , chú thích rõ )
Câu 5. Một truyện ngắn khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có các nhân vật làm nghề hội họa. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Phần II (3 điểm)
Có một anh chàng vào rừng đốn gỗ. Ngày đầu tiên, anh hạ được bảy cây. Ngày hôm sau, anh chỉ hạ được năm cây dù cũng miệt mài làm việc trong quãng thời gian tương tự. Ngày thứ ba, anh chỉ hạ được có ba cây. Và đến ngày thứ tư, anh chỉ hạ được duy nhất một cây.
Ngạc nhiên về kết quả công việc ngày càng sa sút của mình, anh ta hỏi người bạn cùng làm việc với mình. Người bạn chỉ hỏi anh ta một câu ngắn gọn: “Anh có mài lại cưa sau mỗi lần đốn gỗ không?”.
(Trích “Bài học vô giá từ những điều bình dị” - NXB Tổng hợp TP. HCM, 2019 )
Câu 1: Từ in đậm trong văn bản trên thuộc phép liên kết câu nào ?
Câu 2: Hãy cho biết hàm ý của câu nói “Anh có mài lại cưa sau mỗi lần đốn gỗ không?”.
Câu 3: Từ câu chuyện trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng ¾ trang giấy thi) trình bày những suy nghĩ của em về ý kiến sau:
Ta sẽ học hỏi được nhiều điều khi thất bại hơn lúc thành công.
--- HẾT---
Ghi chú: Điểm phần I: 1( 0.5 điểm); 2 (1.0 điểm); 3. (1.0 điểm), 4. (4.0 điểm), 5 ( 0.5) Điểm phần II: 1. (0.5 điểm); 2 ( 0.5 điểm); 3. (2.0 điểm).
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂMPhần I (7 điểm): Phần I (7 điểm):
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 (0.5 điểm)
- Hoàn cảnh sáng tác: + Năm 1970
+ Tác phẩm là kết quả chuyến đi thực tế dài ngày của tác giả ở Lào Cai
0.25 0.25
Câu 2 (1.0 điểm)
Vai trò của nhân vật ông họa sĩ:
- Tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng đóng vai trò rất quan trọng : điểm nhìn trần thuật của tác phẩm
- Là một nghệ sĩ lão thành, từng trải và dày dạn kinh nghiệm trong cuộc sống --> Cách nhìn đời, nhìn người sẽ sâu sắc --> Làm cho tác phẩm có chiều sâu tư tưởng
- Qua những cảm xúc và suy nhĩ của ông về anh thanh niên ( đối tượng cho sáng tác nghệ thuật mà ông hằng khao khát) --> Góp phần làm cho nhân vật chính thêm sáng đẹp
- Là một họa sĩ nhạy cảm, yêu cái đẹp, mà các nhân vật và sự việc... trong tác phẩm được kể đều qua điểm nhìn của nhân vật này--> khiến cho tác phẩm giàu chất thơ
0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 3 (1.0 điểm) Vì :
- Người con trai ấy có vẻ đẹp tâm hồn phong phú, sâu sắc, làm ông thay đổi những suy nghĩ về vùng đất Sa Pa, về con người và cuộc sống
- Ông băn khoăn không biết làm thế nào để thể hiện được hết vẻ đẹp ấy của anh một cách chân thực nhất và không biết làm sao để thể hiện được hết tình cảm của mình với anh thanh niên trên bức tranh.
0.5
0.5
Câu 4 (4.0 điểm)