KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn: Ngữ văn

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP ĐỀ CÁC TRƯỜNG (Trang 56 - 58)

- Liên hệ bản thân rút ra bài học.

HẾT ĐÁP ÁN CHẤM

KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn: Ngữ văn

Thời gian: 90 phút

Phần I (7 điểm):

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ Thanh Hải với cảm xúc dào dạt, tình yêu quê hương đất nước đắm sâu, lời ca trong sáng, hình thức giản dị. (Theo Nguyễn Quang Thiều).

Câu 1. Giải thích ý nghĩa nhan đề và chỉ rõ mạch cảm xúc của bài thơ. ( 1 điểm)

Câu 2. Ở khổ thơ thứ ba, suy tưởng về đất nước trong hiện tại và tương lai, nhà thơ viết:

Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của hình ảnh so sánh trong câu thơ trên. ( 1 điểm)

Câu 3. Bằng một đoạn văn nghị luận qui nạp (có độ dài khoảng 12 câu) em hãy làm rõ ước nguyện đẹp đẽ của nhà thơ Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. Đoạn văn có sử dụng một phép nối để liên kết và một thành phần biệt lập cảm thán. (Gạch chân, chú thích rõ). ( 3,5 điểm)

Câu 4: Ở một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9, nhà thơ cũng bày tỏ ước nguyện của mình qua những hình ảnh thơ tương tự bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Chép chính xác những câu chứa hình ảnh thơ đó và cho biết tên tác giả. ( 0,5 điểm)

Phần II (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tại sao những lời nói xấu, tục không được phép dùng? Vì nó xúc phạm đến người khác, một người hay nhiều người, đôi khi một cộng đồng, một dân tộc. Hơn thế, nó cũng có thể gây tổn thương cho chính người nói. Dùng lời nói tục là thái độ miệt thị đối với người khác? Sự miệt thị thường không đúng với sự thật. Khi ta mắng người khác là ngu ngốc, nội dung của chữ ấy không đúng vì người đối diện có thể thông minh hơn ta. Ngay cả đối với một người có thể tạm gọi là không thông minh bằng chúng ta, điều đó không phải là một khuyết điểm thuộc về nhân phẩm.{…} Một người sinh ra đẹp hay xấu, lành lặn hay có tật nguyền, không phải lỗi của người ấy. Tương tự như thế, một người sinh ra, cao hay thấp, thông minh hay chậm hiểu, ở miền Bác hay ở miền Nam, ở châu Âu hay ở Syria, không phải là lỗi của người ấy..

(Theo Nguyễn Đức Tùng, Thư gửi con trai, nguồn Internet)

Câu 1. Nêu phương pháp lập luận chủ yếu của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta không được dùng những lời nói xấu, nói tục? (0,5 điểm) Câu 3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Lời nói là tấm gương của tâm hồn” (Theo Publilius Syrus) (2 điểm)

1

1 điểm

*Nhan đề:

- Cấu tạo đặc biệt: danh từ mùa xuân + tính từ nho nhỏ  hình ảnh mùa xuân trở nên cụ thể, hữu hình, hiển hiện

- Nhan đề thể hiện chủ đề bài thơ

*Mạch cảm xúc của bài thơ: từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời; mùa xuân của đất nước, cách mạng, nhà thơ ước nguyện được dâng hiến mùa xuân đẹp đẽ của cuộc đời mình cho cuộc đời chung. Kết thúc bài thơ là lời ngợi ca quê hương đất nước.

0,5đ (mỗi ý 0,25đ) 0,5đ 2 1 điểm Tác dụng so sánh:

Gợi hình ảnh đất nước đẹp lung linh, tỏa sáng, bất diệt. Thể hiện niềm tự hào, tin tưởng của nhà thơ

0,5 0,5 3 3,5 điểm Đoạn văn:

*Hình thức: đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp

*Nội dung: Đoạn văn cần phân tích các dấu hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ) để để làm rõ các ý sau:

Nhà thơ đã tâm niệm sống hòa nhập, khẳng định ước muốn, quyết tâm mãnh liệt của nhà thơ.

Nguyện làm những vật rất nhỏ bé, rất bình thường nhưng có ích cho đời Ước nguyện cho thấy sự ý thức về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội Ước nguyện sống đẹp được thể hiện một cách chân thành, giản dị và khiêm nhường

Sự cống hiến là không ngừng và bền bỉ, bất chấp thời gian, tuổi tác.

* Tiếng Việt: 1 phép nối, 1 thành phần biệt lập cảm thán

0,5

1 mỗi ý 0,5 điểm

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP ĐỀ CÁC TRƯỜNG (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w