- Nếu là một trong ba ngọn nến bị tắt em sẽ nói:
02 Phần I (6.0 điểm) Có nhà thơ đã viết:
...Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục - 2018)
Câu 1. Những câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2. Ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” nhưng ở đoạn thơ trên lại sử dụng đại từ “ta”. Theo em, vì sao lại có sự thay đổi từ ngữ xưng hô như vậy?
Câu 3. Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu hãy làm rõ ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và thành phần phụ chú (gạch chân, chú thích rõ).
Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn THCS, em đã học một văn bản thể hiện niềm khao khát được trở về với cuộc đấu tranh cách mạng để tiếp tục cống hiến của một người thanh niên khi đang bị giam cầm trước cảnh rộn ràng, náo nhiệt của thiên nhiên lúc vào hè. Đó là văn bản nào? Do ai sáng tác?
Phần II (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.
(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, NXB Thanh Niên)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ước mơ giống như bánh lái của con tàu.”
Câu 3. Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả: “Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển” ?
Câu 4. Từ đoạn ngữ liệu trên cùng những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IIMÔN: NGỮ VĂN 9 MÔN: NGỮ VĂN 9
ĐỀ 02Phần/ Phần/
Câu Đáp án Biểu điểm
Phần I. (6.0 điểm) Câu 1
(1,0
điểm) - Văn bản: “ Mùa xuân nho nhỏ” - Tác giả: Thanh Hải
- HCST: Tháng11 năm 1980, được viết khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi ông qua đời.
-> Bài thơ cho thấy được tình yêu tha thiết cuộc sống và ước nguyện được cống hiến của nhà thơ
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm Câu 2 (1,0 điểm)
- Khẳng định: Sự chuyển đổi đại từ xưng hô từ “tôi” sang “ta” là dụng ý nghệ thuật của tác giả, phù hợp với sự chuyển biến cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ.
- Lí giải ý nghĩa trong cách chuyển đổi đại từ:
+ Ở khổ đầu: chữ “tôi” thể hiện cái tôi cụ thể, rất riêng của nhà thơ với cảm xúc nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và sức sống mùa xuân.
+ Ở khổ thứ tư: chữ “ta” tạo sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước và cho thấy tâm niệm của nhà thơ cũng là tâm niệm chung của nhiều người: khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh túy của đời mình cho cuộc đời chung
-> cái “tôi” của tác giả đã nói không hề chung chung, vô hình, vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của Thanh Hải 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 3 (3,5 điểm)
Đoạn văn cần đảm bảo: * Về hình thức :
- Đoạn văn T-P-H, khoảng 12 câu
- Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày rõ ràng, sạch sẽ
* Về nội dung:
Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề: ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ
Thân đoạn:
Ước nguyện hóa thân:
- Ước muốn: con chim hót, cành hoa, nốt trầm trong bản hoà ca mạng niềm vui đến cho cuộc đời
-> ước nguyện nhỏ bé, khiêm nhường: Trong cái lớn lao của cả 1 mùa xuân đẹp, tác giả chỉ tự nguyện muốn làm:
+ một tiếng chim hoà trong giọng hát của muôn loài chim. + một cành hoa lẫn trong hương sắc của muôn đoá hoa. + một nốt trầm trong bản nhạc hoà ca xao xuyến lòng người. - NT:
+ Đại từ: “Ta”=> sự chuyển đổi đại từ (ít-nhiều; tác giả- mọi người):
1 điểm 0,5 đ 0,5 đ 2 điểm 0,25đ 0,75đ
Uớc nguyện sống có ý nghĩa, được cống hiến không chỉ của riêng tác giả mà còn là của mọi người.
+ Điệp ngữ + Liệt kê: Nhấn mạnh khát khao chân thành, tha thiết của nhà thơ.
Ước nguyện dâng hiến:
- Uớc nguyện làm 1 mùa xuân nho nhỏ + lặng lẽ: nguyện sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình để cống hiến cho cuộc đời nhưng là sự cống hiến âm thầm, khiêm tốn không phô trương. - Sự cống hiến không ngừng, bền bỉ, bất chấp thời gian, tuổi tác:
+ Điệp ngữ “Dù là” + Liệt kê và hoán dụ “tuổi hai mươi, khi tóc bạc”: Sự cống hiến không ngừng, bền bỉ, dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc có ích cho xã hội -> như 1 lời quyết tâm, lời thách thức thời gian, tuổi già, bệnh tật.
Kết đoạn: Khẳng định khát vọng muốn sống hữu ích cho đời của tác giả cũng là ước nguyện, lẽ sống chung của mọi người.
* Kiến thức Tiếng Việt:
- Sử dụng hợp lí thành phần phụ chú và câu cảm thán, có gạch chân, chú thích rõ.
- Chỉ gạch chân yêu cầu TV và không chú thích: trừ 1/2 tổng số điểm TV 0,75 đ 0,25đ 0,5 điểm Câu 4 (0,5 điểm)
- Văn bản: “Khi con tu hú”
- Tác giả: Tố Hữu 0,25 điểm0,25 điểm
Phần II ( 4.0 điểm) Câu 1
(0.5 điểm) điểm)
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5đ
Câu 2
(1.0 điểm ) điểm )
- Biện pháp tu từ trong câu: so sánh
- Dấu hiệu: ước mơ được so sánh với bánh lái con tàu.
- Tác dụng:
+ Giúp câu văn thêm độc đáo, dễ hình dung và sinh động hơn trong cách diễn tả ước mơ
+ Khi so sánh ước mơ như bánh lái con tàu tác giả muốn nhấn mạnh điều tác giả muốn gửi gắm: nếu con tàu không có bánh lái không thể vận hành, cũng giống như con người sống không có mơ ước thì chính là đang sống hoài, sống phí. 0.25đ 0,25đ 0,5đ Câu 3 ( 0.5 điể m)
- Cách nói của tác giả có thể được hiểu như sau:
Sống mà không có mơ ước tức là không có mục tiêu, cuộc sống tái diễn những ngày tháng lặp lại nhàm chán và rồi cuối cùng không biết mình sống để làm gì, không tìm được ý nghĩa cuộc sống.
* Thân đoạn: - Giải thích:
+ Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
+ Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ, hành động vì sự tiến bộ của bản thân, XH, luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân.
- Ý nghĩa, vai trò:
+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu, tạo thành động lực, nguồn sức mạnh thôi thúc để con người vượt qua mọi thử thách, nghịch cảnh, vươn lên
+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
+ Người có lí tưởng sống sẽ được mọi người quý trọng, tin yêu ...