ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP ĐỀ CÁC TRƯỜNG (Trang 141 - 144)

II 1 Ghi lại câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên 0

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ

TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÁI

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPTNĂM HỌC 2021 NĂM HỌC 2021 Môn thi: Ngữ văn 9 Ngày thi: 26/4/2021

(Thời gian làm bài120 phút, không kể thời gian giao đề)

Phần I (6,5 điểm):

Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã kể:

“Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”.

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Vì sao từ việc “chìa tay ra cho anh nắm”, mà tác giả lại viết tiếp “như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”?

Câu 2. Cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm có điểm đặc biệt nào? Cách đặt tên nhân vật như vậy gợi cho em điều gì mà nhà văn muốn gửi gắm trong truyện?

Câu 3. Dựa vào những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy hoàn thành đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ chủ đề: Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu nghề, yêu đời. Trong đoạn sử dụng phép thế liên kết câu và một câu cảm thán (gạch dưới, chú thích rõ một phép thế liên kết câu và một câu cảm thán).

Câu 4. Hãy ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9

(nêu rõ tên tác phẩm, tác giả) để thấy rằng hình ảnh cái bắt tay nồng ấm tình người cũng được nhiều nhà thơ sử dụng trong sáng tác của mình.

Phần II (3,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

... Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten – mét – xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đôla. Nhiều người cho Xten – mét – xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten – mét – xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không!?

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

Điểm phần II: 1(0,5 điểm); 2(1,0 điểm); 3(2,0 điểm)

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 - NĂM HỌC 2021MÔN: NGỮ VĂN 9 MÔN: NGỮ VĂN 9

Phần I (6.5 điểm)

Câu Yêu cầu Điểm

1

(1,5 điểm)

- Hoàn cảnh sáng tác: “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Tác giả lại viết “như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”, vì:

+ Cô gái “cho” anh thanh niên lòng biết ơn, sự cảm mến.

+ Anh thanh niên “cho” cô gái những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ cao đẹp về con người, về cuộc sống.

0.5

0.5 0.5

2

(1,0 điểm)

- Cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm có điểm đặc biệt: cách đặt tên nhân vật không theo tên riêng thông thường mà được đặt tên theo nghề nghiệp, lứa tuổi.

- Cách đặt tên nhân vật như vậy gợi điều mà nhà văn muốn gửi gắm trong truyện: Ca ngợi vẻ đẹp những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Họ ở mọi nghề nghiệp, lứa tuổi đang ngày đêm lặng lẽ nhưng đầy nhiệt huyết cống hiến cho nhân dân, cho đất nước.

0.5 0.5

3

(3,0 điểm)

* HS hoàn thành đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề ở đầu đoạn văn) khoảng 12 câu

* Nội dung bám sát cốt truyện, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng, lí lẽ, nhận xét để làm nổi bật vẻ đẹp ở tấm lòng yêu nghề, yêu đời của nhân vật anh thanh niên:

- Giới thiệu hoàn cảnh sống và làm việc: đặc biệt; gian khổ … - Những vẻ đẹp của nhân vật qua:

+ Những suy nghĩ về công việc, tính tự giác, nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm đối với công việc;

+ Nếp sống, tính cách, quan hệ với mọi người …

# Đúng ý, diễn đạt được song ý chưa thật sâu 1,75 điểm # Diễn xuôi dài dòng, còn mắc lỗi diễn đạt 1,25 điểm # Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,75 điểm # Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai lạc về nội dung, diễn đạt kém… 0,5 điểm

GK căn cứ vào mức điểm trên để cho các điểm còn lại.

- Có sử dụng một phép thế (gạch dưới và chú thích) - Có sử dụng một câu cảm thán (gạch dưới và chú thích)

Nếu đoạn văn quá dài (từ 14 câu trở lên), quá ngắn (từ 10 câu trở xuống) hoặc sai hình thức đoạn: trừ 0,5 điểm.

0.5 0.5 0.75 0.75 0.25 0.25 4 (1,0 điểm)

Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” (0,5) trong bài thơ “Đồng chí” (0,25) của Chính Hữu (0,25).

Hoặc:

Câu thơ “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” (0,5) trong bài thơ “Bài thơ về

tiểu đội xe không kính” (0,25) của Phạm Tiến Duật (0,25).

Phần II (3.5 điểm) 1

(0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. 0.5

2

(1,0 điểm)

- Lời dẫn trực tiếp được tác giả sử dụng trong đoạn trích: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9.999 đô la”.

- Nội dung lời dẫn trực tiếp đó có thể được hiểu theo ý nghĩa:

+ Xten – mét – xơ bác bỏ ý kiến cho rằng ông tham, bắt bí để lấy tiền. + Xten – mét – xơ nêu rõ giá trị của tri thức đối với việc sửa chữa cỗ máy phát điện của ông.

0.5 0.25 0.25 3 (2,0 điểm) * Nội dung:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tri thức là hành trang của thế hệ trẻ để tiến bước vào tương lai.

- Giải thích khái niệm tri thức là gì; hành trang là gì?

- Lý giải rõ vì sao "Tri thức là hành trang của thế hệ trẻ để tiến bước vào tương lai" (bàn luận xác đáng vấn đề nghị luận).

- Phê phán một bộ phận giới trẻ chưa xác định đúng đắn trong việc chuẩn bị hành trang tri thức cho tương lai.

- Rút ra bài học, liên hệ bản thân.

* Hình thức: Viết thành bài văn hoặc đoạn văn, đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…

(GK căn cứ bài làm cụ thể của HS để cho điểm phù hợp)

0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.5

UBND QUẬN BA ĐÌNH

TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ KIỂM TRA THỬ VÒNG… NĂM HỌC 2020 - 2021 NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn 9 Ngày thi:

Thời gian làm bài: 90 phút

---

PHẦN I (6 điểm): Cho hai câu thơ: Đất nước

Bốn ngàn năm không nghỉ...”

(Chúng con chiến đấu cho con người sống mãi Việt Nam ơi, Nam Hà)

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP ĐỀ CÁC TRƯỜNG (Trang 141 - 144)