Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 32)

- Basel I là một bộ các quy định ngân hàng quốc tế do Ủy ban giám sát ngân hàng (BCBS) đƣa ra, đƣa ra các yêu cầu về vốn tối thiểu của các tổ chức tài chính với mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các ngân hàng hoạt động quốc tế đƣợc yêu cầu duy trì một lƣợng vốn tối thiểu (8%) dựa trên phần trăm tài sản có rủi ro. Basel I là bộ đầu tiên trong ba bộ quy định đƣợc gọi riêng là Basel I, II và III, và cùng với nhau là Hiệp định Basel. Những thiếu sót của Basel I có nghĩa là tỷ lệ vốn pháp định ngày càng trở nên ít ý nghĩa hơn khi các biện pháp về an toàn vốn thực sự, đặc biệt đối với các tổ chức lớn hơn, phức tạp hơn. Ngoài ra, nhiều loại sản phẩm khác đƣợc phát triển chủ yếu nhƣ một hình thức phân xử vốn pháp định để vƣợt qua các quy tắc đó. Sự xuống hạng của đo lƣờng vốn pháp định và báo cáo chủ yếu là tuân thủ và thực hiện quan hệ công chúng cũng có tác động làm mất tập trung các giám sát viên ngân hàng khỏi quy trình đánh giá rủi ro thực tế và cách thức hoạt động của các ngân hàng đó, vì tỷ lệ Basel I trong nhiều trƣờng hợp đã hình thành cơ sở pháp lý duy nhất để thực hiện hành động giám sát.

- Basel II: Hiệp ƣớc Basel II đƣợc công bố ban đầu vào tháng 6 năm 2004 và nhằm sửa đổi các tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế nhằm kiểm soát số lƣợng ngân hàng cần phải có để bảo vệ trƣớc các rủi ro tài chính và hoạt động mà các ngân hàng phải đối mặt. Các quy định này nhằm đảm bảo rằng rủi ro của ngân hàng càng lớn, rủi ro mà ngân hàng cần nắm giữ càng lớn để bảo vệ khả năng thanh toán và ổn định kinh tế chung. Basel II đã cố gắng thực hiện điều này bằng cách thiết lập các yêu cầu quản trị vốn và rủi ro để đảm bảo rằng ngân hàng có đủ vốn cho rủi ro mà ngân hàng tự đặt ra thông qua các hoạt động cho vay, đầu tƣ và giao dịch. Một trọng tâm là duy trì sự thống nhất đầy đủ của các quy định để hạn chế sự bất bình đẳng cạnh tranh giữa các ngân hàng hoạt động quốc tế. Khung Basel II hoạt động theo ba trụ cột: trụ cột 1: Yêu cầu an toàn vốn; trụ cột 2: Đánh giá giám sát; và trụ cột 3: Tính kỷ luật thị trƣờng.

+ Trụ cột 1 - Yêu cầu về an toàn vốn: Trụ cột 1 cải thiện các chính sách của Basel I bằng cách xem xét rủi ro hoạt động bên cạnh rủi ro tín dụng liên quan đến tài sản có rủi ro (RWA). Nó yêu cầu các ngân hàng duy trì yêu cầu an toàn vốn

tối thiểu là 8% RWA của mình. Basel II cũng cung cấp cho các ngân hàng các phƣơng pháp tiếp cận thông tin hơn để tính toán yêu cầu vốn dựa trên rủi ro tín dụng, đồng thời tính đến từng loại hồ sơ rủi ro tài sản và đặc điểm cụ thể. Hai cách tiếp cận chính bao gồm: phƣơng pháp chuẩn hóa và cách tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ

+ Trụ cột 2 - Đánh giá giám sát: Trụ cột 2 đã đƣợc bổ sung do sự cần thiết phải giám sát hiệu quả và thiếu trong Basel I, liên quan đến việc đánh giá mức độ an toàn vốn nội bộ của ngân hàng. Theo Trụ cột 2, các ngân hàng có nghĩa vụ đánh giá mức độ an toàn vốn nội bộ để bao gồm tất cả các rủi ro mà họ có thể gặp phải trong quá trình hoạt động. Ngƣời giám sát có trách nhiệm xác định xem ngân hàng có sử dụng các phƣơng pháp đánh giá phù hợp hay không và bao gồm tất cả các rủi ro liên quan. Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP): Ngân hàng phải tiến hành đánh giá an toàn vốn nội bộ định kỳ theo hồ sơ rủi ro của họ và xác định chiến lƣợc duy trì mức vốn cần thiết. Quy trình đánh giá và đánh giá giám sát (SREP): Các giám sát viên có nghĩa vụ phải xem xét và đánh giá các đánh giá và chiến lƣợc an toàn vốn nội bộ của các ngân hàng, cũng nhƣ khả năng giám sát việc tuân thủ các tỷ lệ vốn pháp định. Vốn trên mức tối thiểu: Một trong những tính năng bổ sung của khung Basel II là yêu cầu của ngƣời giám sát để đảm bảo các ngân hàng duy trì cấu trúc vốn của họ trên mức tối thiểu đƣợc xác định bởi Trụ cột

1. Các biện pháp can thiệp của Giám sát viên: Các giám sát viên phải tìm cách can thiệp vào quá trình ra quyết định hàng ngày để ngăn chặn vốn giảm xuống dƣới mức tối thiểu.

+ Trụ cột 3 – Tính kỷ luật thị trƣờng: Trụ cột 3 nhằm đảm bảo kỷ luật bằng cách bắt buộc phải tiết lộ thông tin thị trƣờng liên quan. Điều này đƣợc thực hiện để đảm bảo rằng những ngƣời sử dụng thông tin tài chính nhận đƣợc thông tin liên quan để đƣa ra quyết định giao dịch sáng suốt và đảm bảo kỷ luật thị trƣờng.

Ở Việt Nam, từ năm 2014, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM, trong đó có việc lựa chọn 10 ngân hàng thƣơng mại thí điểm áp dụng Basel II. Và theo quy định tại Thông tƣ 41/2016/TT- NHNN, áp dụng Basel II là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM, và kể từ 01-01-

2020, các ngân hàng sẽ phải chính thức áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II. Việc triển khai Basel II đƣợc coi là giải pháp tái cơ cấu căn bản có tính đột phá, tạo nền tảng cho sự an toàn, phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay (Que Giang Tran Thi & Tu Anh Vu Thanh, 2020).

2.4 Các nghiên cứu có liên quan 2.4.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011) đã chứng minh rằng một khi nền kinh tế tăng trƣởng, các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và sẵn sàng đầu tƣ mở rộng sản xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, doanh số bán hàng, lợi tức của doanh nghiệp và thu nhập cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy có sự tác động ngƣợc chiều của tăng trƣởng kinh tế đối với quản trị RRTD.

Đồng thời, nghiên cứu các tác giả Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011) đã xem xét sự biến động nền kinh tế vĩ mô thƣờng gắn liền với lạm phát và biến động của tỷ giá hối đoái. Nhân tố lạm phát cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm điều tra lại mối liên hệ với quản trị RRTD. Tuy nhiên sự tƣơng quan giữa tỷ lệ lạm phát và quản trị RRTD có sự khác nhau về chiều hƣớng giữa các nghiên cứu.

Nghiên cứu của Zergaw (2019) về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD, trƣờng hợp các NHTM tại Ethiopia. Nghiên cứu sử dụng cả các công cụ mô tả và suy luận để phân tích dữ liệu. Sau khi dữ liệu đƣợc thu thập thông qua bảng câu hỏi, chúng đƣợc chỉnh sửa và phân loại theo kích thƣớc của dữ liệu. Dựa trên điều này, nghiên cứu đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp phân tích dữ liệu mô tả và hồi quy thông qua phần mềm SPSS20. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD của các NHTM tại Ethiopia, bao gồm yếu tố thiết lập môi trƣờng rủi ro tín dụng, quy trình cấp tín dụng, quy trình giám sát tín dụng, đánh giá thị trƣờng, phân tích rủi ro hoạt động, phân tích rủi ro pháp lý. Để kiểm tra ảnh

hƣởng của các biến số đó đến lợi nhuận của ngân hàng, nghiên cứu đã sử dụng cả thống kê mô tả và thống kê suy luận.

2.4.2 Các nghiên cứu trong nƣớc

Nghiên cứu của Trần Thị Việt Thạch (2016) về quản trị RRTD theo hiệp ƣớc Basel II tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam: Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu liên quan, bài viết Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Basel II tại NHTM, tiếp cận quản trị RRTD theo quan điểm hiện đại, gắn các chuẩn mực của Hiệp ƣớc Basel II vào thực tiễn quản trị RRTD tại Agribank. Luận án hệ thống các chuẩn mực và điều kiện thực hiện các chuẩn mực của Basel II về chiến lƣợc và khẩu vị RRTD (khả năng chấp nhận RRTD), tổ chức bộ máy quản trị RRTD, chính sách quản trị RRTD, quy trình và thủ tục quản trị RRTD tại NHTM, những lợi ích đối với NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel II và các điều kiện để triển khai quản trị RRTD theo Basel II tại NHTM. Về kinh nghiệm quốc tế: Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn triển khai áp dụng Basel II về quản trị RRTD tại một số NHTM trong và ngoài nƣớc, bài viết đúc kết những bài học kinh nghiệm tốt nhất, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai Basel II để vận dụng tại Agribank trong giai đoạn 2016-2020.

Tác giả Trần Kiên Nghị (2017) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Phát Triển TPHCM – HDBank Chi Nhánh Vũng Tàu. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank – Chi nhánh Vũng Tàu gồm: (1) Chính sách tín dụng, (2) Xếp hạng tín dụng, (3) Quy trình cấp tín dụng, (4) Môi trƣờng bên ngoài, (5) Chất lƣợng nguồn nhân lực, (6) Thông tin tín dụng. Các yếu tố này có ảnh hƣởng cùng chiều đến quản trị RRTD, và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả phân tích cho thấy quản trị RRTD là hoạt động rất quan trọng trong quá trình điều hành và phát triển của HDBank. Quản trị RRTD hiệu quả không những giảm thiểu rủi ro tín dụng - một hoạt động chính yếu ở các NHTM Việt Nam hiện nay, cũng nhƣ góp phần đảm bảo lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh và năng lực hoạt động cho ngân hàng.

Nghiên cứu của Lê Bá Trực (2018) trong việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD trong hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về RRTD và quản trị RRTD trong ngân hàng. Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng GMM kiểm định các mô hình đo lƣờng RRTD. Kết quả cho thấy quản trị RRTD của các NHTM Việt Nam bị sự tác động tiêu cực từ tăng trƣởng kinh tế gắn liền với sự bùng nổ thị trƣờng bất động sản và bị sự tác động tiêu cực từ sự tăng trƣởng nhanh mạng lƣới hoạt động, đồng thời bị ảnh hƣởng bởi hiệu quả của chi phí quản lý. Kết quả cũng cho thấy ngân hàng có quy mô tài sản và vốn lớn sẽ ít đối mặt với rủi ro hơn những ngân hàng quy mô nhỏ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một tỷ lệ dự phòng chung cao nhƣ là một công cụ hạn chế tƣ tƣởng mạo hiểm của các ông chủ ngân hàng.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD từ các nghiên cứu có liên quan

Các nhân tố Các nghiên cứu Louzis & cộng sự (2010) Pestova & Mamonov (2011) Nkusu (2011) Zergaw (2019) Trần Thị Việt Thạch (2016) Trần Kiên Nghị (2017) Lê Bá Trực (2018) Môi trƣờng vĩ mô      Chính sách tín dụng       Quy trình tín dụng     Hệ thống thông tin tín dụng   Hệ thống xếp hạng tín dụng    

H1+ H2+ H3+ H4+ Quản trị RRTD H5+ H6+ Hệ thống xếp hạng tín dụng

Kiểm soát nội bộ Cán bộ tín dụng Quy trình tín dụng Chính sách tín dụng Môi trƣờng vĩ mô Cán bộ tín dụng     Kiểm soát nội bộ RRTD      Chính sách thu hồi nợ   Đánh giá thị trƣờng  Chiến lƣợc và khẩu vị RRTD  Tổ chức bộ máy quản trị RRTD  Nguồn: tác giả tổng hợp

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ việc tham khảo và đánh giá kết quả nghiên cứu của các tác giả nhƣ Louzis & cộng sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011); Zergaw (2019); Trần Thị Việt Thạch (2016); Trần Kiên Nghị (2017); Lê Bá Trực (2018), mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD tai Agribank trình bày ở Hình 2.2.

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết H1: nhân tố Môi trƣờng vĩ mô có ảnh hƣởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H2: nhân tố Chính sách tín dụng có ảnh hƣởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H3: nhân tố Quy trình tín dụng có ảnh hƣởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H4: nhân tố Cán bộ có ảnh hƣởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H5: nhân tố Kiểm soát nội bộ có ảnh hƣởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

- Giả thuyết H6: nhân tố Hệ thống xếp hạng tín dụng có ảnh hƣởng cùng chiều đến quản trị RRTD tại Agribank.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Nội dung chƣơng 2 trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến RRTD, quản trị RRTD và các Hiệp ƣớc Basel. Trong đó, tác giả đã khái quát hệ thống các nguyên tắc quản trị RRTD và quy trình quản trị RRTD theo Basel II. Đồng thời, luận văn đã trình bày một số mô hình đo lƣờng và định lƣợng RRTD đối với KHCN và KHDN tại NHTM.

Trên cơ sở phân tích và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD theo Hiệp ƣớc Basel II tại Agribank nhƣ môi trƣờng vĩ mô; chính sách tín dụng; quy trình tín dụng; cán bộ tín dụng; KSNB; và hệ thống xếp hạng tín dụng.

Cơ sở lý luận và các nghiên cứu trƣớcXác định các yếu tố ảnh hƣởngXây dựng mô hình nghiên cứuXây dựng thang đo nháp

Nghiên cứu chính thức Thang đo chính thức Điều chỉnh Nghiên cứu sơ bộ: N=20

Cronbach Anpha - Thảo luận nhóm Phỏng vấn thử

-

Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Kiểm tra hệ số Cronbach Anpha

Phân tích EFA Loại các biến có trọng số EFA nhỏ Kiểm tra yếu tố trích được

Kiểm tra phương sai trích được

Mô hình hồi quy tuyến tính bội

Kết quả nghiên cứu Thảo luận

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hình 3.1 trình bày các bƣớc trong quy trình nghiên cứu để đạt đƣợc mục tiêu ban đầu đặt ra. Các bƣớc trong quy trình cụ thể nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Xây dựng thang đo cho các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị RRTD tại Agribank. Các thang đo gọi là thang đo nháp, đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan.

- Bƣớc 2: Nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá, chia thành hai phần:

• Trong bƣớc này, phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia (10 chuyên gia). Mục đích nhằm hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong các thang đo nháp ở bƣớc 1. Kết quả của bƣớc này sẽ cho ra thang đo nháp hiệu chỉnh.

• Phần 2, thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn và khảo sát thử đối với các cán bộ quản lý/ trƣởng phó phòng KSNB liên quan đến hoạt động tín dụng. Kết quả ở bƣớc này nhằm đƣa ra thang đo nháp hiệu chỉnh, bổ sung để thiết kế thành bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế và sử dụng để phỏng vấn thử với cỡ mẫu nhỏ (N=20 CBTD/ cán bộ quản lý RRTD) nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi cũng nhƣ mức hiệu quả của dữ liệu khảo sát.

- Bƣớc 3: Nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc thực hiện để kiểm định lại

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w