Nhân tố cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 82 - 84)

- Agribank cần có sự tách biệt rõ ràng giữa các chức năng, nhiệm vụ của CBTD. Chẳng hạn nhƣ, việc tách biệt giữa chức năng bán hàng (cung cấp dịch vụ tín dụng cho KH); chức năng thẩm định hồ sơ, thông tin KH; TSĐB – đánh giá rủi ro, khả năng trả nợ nhằm có kế hoạch để quản lý RRTD và đƣa ra các cảnh báo rủi ro.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng, đảm bảo mỗi cán bộ tín dụng phải nắm vững chuyên môn trong việc đánh giá và thẩm định các dự án, phƣơng án vay vốn của khách hàng. Agribank cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa việc phân chia trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý giữa các CBTD, các bộ phận phòng ban để tránh mâu thuẫn về lợi ích và dẫn đến các vấn đề về gian lận và thông đồng xảy ra trong hoạt động kinh doanh NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Để có thể triển khai hiệu quả và thành công Hiệp ƣớc Basel II, một yêu cầu quan trọng và cần thiết là nâng cao năng lực nhân sự quản trị RRTD. Nói cách

khác, các yếu tố liên quan đến con ngƣời, nhƣ trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng…, là vấn đề then chốt trong việc thực hiện quản trị RRTD theo định hƣớng quốc tế. Để làm đƣợc điều đó, Agribank cần việc chuẩn hóa nhân sự quản trị RRTD nhằm đáp ứng điều kiện để triển khai Basel 2. Vì hoạt động của Agribank dàn trải từ các thành phố lớn đến các chi nhánh cấp huyện, xã, vùng sâu, vùng xa, nên đôi lúc trình độ chuyên môn và khả năng cập nhật kiến thức của một số cán bộ ở các chi nhánh này còn ít nhiều bị hạn chế. Do đó, Agribank cần chủ động tổ chức các công tác đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ tín dụng cho các CBTD cũng nhƣ các nghiệp vụ bỗ trợ nhằm giúp nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn cho CBTD, các cán bộ nhân viên của cả hệ thống, đặc biệt là các cán bộ nhân viên ở các chi nhánh vùng sâu, vùng xa.

- Căn cứ vào chính sách và quy trình tín dụng, Agribank cần thƣờng xuyên cập nhật việc phân quyền tƣơng ứng với hạn mức xét duyệt tín dụng và phê chuẩn các hồ sơ chấp nhận vay vốn của KH. Xem xét và thực hiện luân chuyển định kỳ các cán bộ quản lý giữa các phòng ban với nhau, một mặt đảm bảo các cán bộ nhân viên đều hiểu và nắm rõ quy trình, quy định của NH; mặt khác tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình công tác.

- Agribank thƣờng xuyên tuyển dụng và đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ - nhân viên có tài năng làm nguồn nhân lực tiềm năng bổ sung vào đội ngũ cán bộ chủ chốt của đơn vị khi cần thiết. Đồng thời, Agribank tổ chức thƣờng xuyên hoặc định kỳ kiểm tra và đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực, cụ thể là các CBTD qua một số tiêu chí nhƣ kiến thức về nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ có liên quan, phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật; hiểu biết chung về pháp luật, đặc biệt là Luật ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin tài chính hoặc phi tài chính của KH…

- Agribank có thể hợp tác các NHTM nƣớc ngoài để đào tạo thực tiễn về nhân sự, cũng nhƣ học tập và cộng tác với các NHTM Việt nam đang thực hiện Basel 2 để có kinh nghiệm và chia sẻ, học hỏi các nguồn dữ liệu nhằm rút ngắn thời gian triển khai Hiệp ƣớc vốn Basel II một cách nhanh và hiệu quả nhất, hƣớng đến ứng dụng Hiệp ƣớc Basel III theo định hƣớng quốc tế.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w