Đối với nhân tố kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 84 - 85)

KSNB đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nói chung của NH và hoạt động tín dụng nói riêng của Agribank. Các NHTM hiện nay đều sử dụng KSNB nhƣ một công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro, sai sót và gian lận xảy ra trong quá trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sinh lời. Nghiên cứu của Lakis và Giriunas (2012) đã chứng minh rằng KSNB là một bộ phận của hệ thống quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu, hiệu quả kinh tế, đảm bảo việc tuân thủ các quy định và nguyên tắc do Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đặt ra, quan sát các nguyên tắc kế toán và kiểm soát rủi ro công việc hiệu quả. Đồng thời, KSNB cho phép tổ chức giảm thiểu số lƣợng những sai sót chủ ý và gian lận trong quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Để giúp nâng cao hiệu quả quản trị RRTD, thông qua nhân tố kiểm soát nội bộ, Agribank cần phải:

- Tuân thủ nguyên tắc độc lập và kiểm tra chéo. Chẳng hạn nhƣ, tách biệt giữa chức năng phê duyệt hạn mức tín dụng cho KHCN với chức năng phê duyệt báo cáo thẩm định TSĐB, báo cáo về khả năng trả nợ của KHCN…

- Agribank cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với quy định tại Thông tƣ 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và xây dựng lộ trình triển khai Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, hƣớng tới các chuẩn mực của Ủy ban Basel và phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank.

- Triển khai và thực hiện đồng bộ năm thành phần của KSNB tại các phòng ban của đơn vị liên quan đến hoạt động tín dụng, nhƣ phòng tín dụng cá nhân, phòng quản lý rủi ro và bộ phận thẩm định khách hàng nhằm đảm bảo cho các hoạt động kiểm soát và thủ tục kiểm soát, giám sát đƣợc thực thi trong quá trình thu thập, đánh giá hồ sơ khoản vay của KH đến bƣớc giải ngân, giám sát việc sử dụng nợ vay và thu hồi nợ. Đồng thời, Agribank cần triển khai và ứng dụng việc lƣu trữ thông tin một cách khoa học và hiện đại, nhằm phục vụ cho công tác truy vấn, đối

chiếu thông tin KH một cách nhanh chóng và chính xác khi cần thiết. Đảm bảo nguyên tắc “Thông tin và truyền thông” của KSNB nhằm tạo ra hệ thống lƣu trữ an toàn và bảo mật các thông tin về khách hàng cũng nhƣ liên quan đến hồ sơ vay vốn của KH tại Agribank.

- Thực thi nguyên tắc “4 mắt” trong các bƣớc của quy trình cấp tín dụng. Nguyên tắc này nhấn mạnh nghiệp vụ tín dụng đƣợc tiến hành bởi một CBTD và sẽ đƣợc kiểm soát bởi một cán bộ - nhân viên khác hoặc bởi sự xét duyệt/ phê duyệt bởi cán bộ lãnh đạo. Điều này giúp NH nâng cao hiệu quả trong việc hạn chế vấn đề sai sót, gian lận hoặc thông đồng xảy ra giữa các CBTD với nhau hoặc giữa CBTD với KH.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau giải ngân, đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng vốn vay của KH để đảm bảo vốn vay đƣợc KH sử dụng theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Đơn giản hóa bộ máy tổ chức tại Agribank và tăng cƣờng tính độc lập trong công tác thực hiện nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động kiểm tra, giám sát của bộ phận KSNB.

- Đảm bảo các nhà quản trị ở cấp cao tại Hội sở cùng với các cấp quản lý và nhân viên tại các chi nhánh nói riêng cùng thiết kế, vận hành và thực hiện một cách hiệu quả, do KSNB không chỉ là những bộ phận riêng lẻ tách biệt, mà các thành phần này có sự đan xen và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong quản trị rủi ro của NH và RRTD.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w