Đối với nhân tố hệ thống xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 85 - 87)

Agribank cần thiết kế hệ thống kiểm chứng các ƣớc lƣợng nội bộ để kiểm tra và đánh giá tính chính xác và thống nhất của hệ thống xếp hạng, của quy trình thực hiện và các ƣớc lƣợng rủi ro đối với từng nhóm đối tƣợng KH. Agribank phối hợp với cơ quan có thẩm quyền nhằm giúp NH hoàn thiện quy trình và hệ thống xếp hạng tín dụng KH và hệ thống các ƣớc lƣợng RRTD một cách thống nhất và có ý nghĩa; qua đó đảm bảo sự chênh lệch giữa số liệu thực tế và mức ƣớc lƣợng RRTD nằm trong phạm vi dự kiến và cho phép.

- Agribank phải phân loại rủi ro KH vay. Tất cả các khoản nợ cần đƣợc phân loại thành theo đúng tiêu chuẩn của nhóm do NHNN quy định, đặc biệt là các nhóm nợ dƣới chuẩn, nợ nghi ngờ hoặc nợ có nguy cơ mất vốn. Các khoản vay còn đƣợc phân loại theo mức độ tín nhiệm của ngƣời vay hoặc giá trị TSĐB mà KH dùng để bảo đảm cho khoản vay đó.

- Agribank cần hoàn thiện hơn hệ thống cảnh báo về RRTD nhằm giúp NH nhận diện và cảnh báo sớm RRTD đối với những khoản vay chƣa phát sinh rủi ro. Agribank có thể xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm bao gồm các chỉ tiêu và bộ chỉ tiêu để chấm điểm. Đối với khách hàng cá thể, Agribank có thể áp dụng các tiêu chí đánh giá liên quan đến thu nhập, tình trạng gia đình, nghề nghiệp, nhu cầu chi tiêu hàng tháng, độ tuổi, giới tính… Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, bộ chỉ tiêu bao gồm nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Kết quả chấm điểm là cơ sở để Agribank đƣa ra các cảnh báo phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng có thể đƣa ra các mức cảnh báo khác nhau nhằm có những công cụ và kỹ thuật kiểm soát và xử lý hiệu quả. Mức cảnh báo rủi ro có thể phân chia thành (i) Rủi ro ở mức thấp (chƣa cần các biện pháp can thiệp); (ii) Rủi ro ở mức trung bình (cần tăng cƣờng quản lý để kiểm soát và giám sát rủi ro); (iii) và Rủi ro ở mức cao (cần áp dụng và sử dụng các biện pháp xử lý, giải quyết phù hợp). Việc cảnh báo sớm có thể thực hiện theo định kỳ (hàng tháng) hoặc khi có những thông tin mới bất lợi, có nguy cơ phát sinh rủi ro đƣợc cập nhật bởi KH hoặc do CBTD thu thập đƣợc.

- Quy định và giám sát việc tuân thủ hệ thống xếp hạng tín dụng do Ban Tổng giám đốc Agribank ban hành và quy định nhằm đánh giá và xếp hạng mức độ rủi ro đối với từng khoản tín dụng. Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo và CBTD từ Hội sở đến các chi nhánh cần phải thực hiện nghiêm túc và đồng bộ cơ chế giám sát rủi ro theo xếp hạng tín dụng KH do Hội sở ban hành và định kỳ báo cáo cho Hội sở về kết quả giám sát cũng nhƣ đánh giá RRTD. Vì xếp hạng tín dụng KH không chỉ giúp NH phân loại mức độ rủi ro theo từng khoản vay và từng đối tƣợng KH mà còn giúp NH theo dõi và điều chỉnh các chỉ tiêu tín dụng phù hợp nhƣ điều chỉnh mức lãi suất, điều chỉnh hạn mức tín dụng hoặc có các chính sách, biện pháp xử lý khoản tín dụng và cảnh báo RRTD.

- Agribank triển khai đồng bộ hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH, tính xác suất vỡ nợ, dự phòng rủi ro, kỹ thuật giảm rủi ro, tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN và của Basel II.

- Hiện nay tại Việt nam đã có một số tổ chức thực hiện xếp hạng độc lập song hoạt động còn kém hiệu quả. Trong thời gian tới, Chính phủ cần kịp thời ban hành các văn bản pháp lý cần thiết và có cơ chế khuyến khích hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập và yêu cầu các NHTM nói chung cũng nhƣ Agribank nói riêng phải tuân thủ và thực hiện đúng các quy định về đánh giá và xếp hạng tín nhiệm các khách hàng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w