Nhân tố quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

- Trong quy trình cấp tín dụng, Agribank cần có sự tách biệt rõ ràng giữa các bƣớc thực hiện, tách biệt cụ thể các chức năng, nhiệm vụ của các đối tƣợng cán bộ nhân viên tham gia vào quy trình cấp tín dụng.

- Để quy trình tín dụng hiệu quả và mang tính khoa học cao, Agribank cần thƣờng xuyên cập nhật và điều chỉnh các bƣớc trong quy trình tín dụng cho phù hợp, đặc biệt chú trọng bƣớc đầu tiên là kiểm tra hồ sơ, thông tin khách hàng. Những thông tin liên quan đến hồ cho vay KH, tính pháp lý… chủ yếu do KH cung cấp hoặc dựa trên một số thông tin mà NH thu thập đƣợc. Điều này sẽ làm gia tăng sự bất cân xứng thông tin giữa NH và KH, do đó, rủi ro thông tin bị sai lệch khi KH cung cấp cho NH là cao, trong một số trƣờng hợp nếu không có sự kiểm tra, đánh giá và nhận định cẩn thận, chính xác thì RRTD sẽ gia tăng. Để hạn chế tình trạng sai lệch, gian lận trong thông tin do KH cung cấp, NH có thể trực tiếp kiểm tra, đối chiếu thông tin do KH cung cấp với các cơ quan chức năng; trực tiếp phỏng vấn

khách hàng để đánh giá độ tin cậy của thông tin; sử dụng triệt để nguồn thông tin từ CIC.

- Đối với bƣớc thẩm định phƣơng án vay vốn và đánh giá khả năng trả nợ của KH: Agribank cần thẩm định chính xác tính khả thi của phƣơng án kinh doanh do KH cung cấp. Trƣờng hợp phƣơng án không hợp lý, không rõ ràng, Agribank cần từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu, tránh tình trạng phƣơng án không khả thi khi tiến hành và gây tổn thất cho NH. Đồng thời, khi đánh giá khả năng trả nợ của KH, Agribank cần thu thập đầy đủ các thông tin về nguồn thu nhập để trả nợ và bắt buộc KH phải chứng minh đƣợc các nguồn trả nợ này, trên cơ sở có sự thẩm định và đánh giá của CBTD. Ngoài ra, Agribank cần chú ý đến việc thẩm định cả về tƣ cách của KH, tính trung thực trong việc cung cấp thông tin và chấp hành các quy định của NH.

- Đặc biệt trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc việc thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn với vấn đề đảm bảo môi trƣờng, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hƣởng lớn và nghiêm trọng đến môi trƣờng kinh tế, xã hội của quốc gia.

- TSĐB vẫn là một nguồn trả nợ chính không kém phần quan trọng, việc thẩm định kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều cho chính NH trong xử lý các khoản nợ xấu phát sinh. Vì vậy, Agribank cần thiết phải có bộ phận chuyên trách trong việc xử lý TSĐB, tách rời và hoạt động độc lập với bộ phận xử lý nợ nhƣ hiện nay. Việc kiểm tra, đánh giá giá trị TSĐB một cách thƣờng xuyên hoặc định kỳ sẽ giúp NH cập nhật theo giá thị trƣờng, trƣờng hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ hoặc yêu cầu KH bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho NH. Để có thể đảm bảo mức độ chính xác và khách quan trong việc đánh giá và thẩm định TSĐB, Agribank có thể thuê công ty định giá để thực hiện, tránh trƣờng hợp sai sót, gian lận hoặc thông đồng giữa KH và CBTD.

- Minh bạch hóa và nâng cao vai trò, tính thận trọng của Hội đồng tín dụng hoặc cấp có thẩm quyền trong việc phê duyệt tín dụng, tránh trƣờng hợp tập trung

quyền hạn phê duyệt vào một cán bộ lãnh đạo. Đối với các hồ sơ tín dụng của các KH lớn, KH có hạn mức tín dụng cao, mức độ phức tạp của dự án và rủi ro cao, Hội đồng tín dụng và các cấp phê duyệt cần có thời gian nghiên cứu hồ sơ, thu thập thông tin đầy đủ, chính xác để đƣa ra các biện pháp nhằm hạn chế RRTD ngay từ ban đầu.

- Agribank cần kiểm tra chặt chẽ và kiểm soát chất lƣợng tín dụng của KH sau khi đã giải ngân, vì giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trƣớc khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề trong hoạt động tín dụng của NH. Do đó, để hạn chế RRTD phát sinh trong giai đoạn này, Agribank cần theo dõi và kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích vay đã thỏa thuận với NH hay không; NH phải quản lý chặt chẽ dòng tiền từ phƣơng án hoặc dự án kinh doanh của KH; xem xét và điều chỉnh kịp thời những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức, quản lý, tình hình tài chính của KH.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w