Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của ĐoànThanh niên Cộng sản Đông Dương

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 55 - 60)

I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN TNCS ĐÔNG DƯƠNG

2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của ĐoànThanh niên Cộng sản Đông Dương

Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản là đáp ứng yêu cầu tất yếu của cách mạng. Đảng ra đời để lãnh đạo cách mạng, cần có Đoàn là lực lượng xung kích thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng đồng thời là đội quân dự bị tin cậy, bổ sung, phát triển lực lượng cho Đảng. Với tầm nhìn xa trông rộng, từ đầu năm 1925, song song với quá trình chuẩn bị thành lập Đảng, Người đã tập trung chuẩn bị mọi điều kiện xúc tiến việc thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam.

2.1. Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc

2.1.1. Thời kì ở Pháp và Liên Xô:

Người đã viết nhiều bài đăng trên các báo và tìm cách gửi về trong

nước. Qua đó Người lên án, vạch trần bản chất xâm lược, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, làm thức tỉnh quần chúng và thanh niên đứng lên đấu tranh, tiêu biểu như: báo “Nhân đạo” , báo “Đời sống công nhân” , báo “Sự thật”, Tạp chí Thư tín quốc tế. Đặc biệt thông qua tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925 - 1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản, Người đã chỉ ra cụ thể, sinh động, lí giải căn nguyên nỗi khổ nhục của người dân mất nước, qua đó Người lên án, vạch trần bản chất xâm lược, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có nhân dân An Nam, đồng thời làm thức tỉnh quần chúng và thanh niên đứng lên đấu tranh xóa bỏ kiếp đời nô lệ.

Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng những luận điểm chính trị quan trọng về các vấn đề đấu tranh và tổ chức lực lượng thanh niên ở các nước thuộc địa, từ đó tìm mọi cách để truyền bá những luận điểm này về nước. Những luận điểm này thể hiện rất rõ trong nhiều bài báo, tác phẩm của Người, đặc biệt là trong bản “Luận cương về thanh niên thuộc địa” do Người soạn thảo và trình bày tại Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV (ngày 15/7/1924) tại Liên Xô. Những luận điểm chính trị quan trọng đó là:

- Khẳng định vai trò quyết định của lực lượng thanh niên trong cách mạng giải phóng dân tộc.

- Khẳng định những thắng lợi hiện tại của phong trào thanh niên ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào thanh niên đang hưởng ứng theo thắng lợi của Cách mạng vô sản Tháng Mười Nga.

- Yêu cầu phải nhanh chóng truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào thanh niên ở các nước thuộc địa.

- Nhiệm vụ cấp bách lúc này phải tập hợp lực lượng thanh niên vào tổ chức, xây dựng cơ sở Đoàn TNCS ở thuộc địa.

- Khẳng định sự cần thiết phải đoàn kết khăng khít giữa Đoàn TNCS ở các nước thuộc địa với Đoàn TNCS ở các nước chính quốc để cùng nhau tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc giành độc lập cho mỗi dân tộc.

2.1.2. Thời kì ở Quảng Châu (Trung Quốc):

Sau Đại hội V Quốc tế Cộng sản, với tư cách là Ủy viên Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam, Nguyễn Ái Quốc đã ra sức hoạt động nhằm xây dựng phong trào cách mạng và đào tạo cán bộ trẻ tuổi cho một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cuối năm 1924, từ Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động bí mật dưới một tên gọi hoàn toàn mới của người Trung Quốc (Lý Thụy, nhiều khi còn gọi là đồng chí Vương). Từ Quảng Châu, Người có điều kiện tiếp xúc với các nhóm thanh niên yêu nước của Việt Nam có xu hướng cộng sản, dần dần, thông qua các nhóm này, Người đã thành lập một tổ chức bí mật gồm 9 thanh niên cốt cán trong nhóm “Tâm tâm xã” với tên gọi “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”. Đây chính là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay.

Ngày 19/02/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), trong thư gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã báo cáo: “Công tác đã làm được: Chúng tôi đã lập một nhóm bí mật gồm 9 hội viên, trong đó có: 2 người đã được phái về nước, 3 người ở tiền tuyến (trong quân đội của Tôn Dật Tiên). Trong số hội viên đó, có 5 người đã là đảng viên dự bị của Đảng Cộng sản (Trung Quốc). Chúng tôi còn có 2 đoàn viên dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin”61.

Ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người sáng lập ra báo “Thanh niên” - Cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Báo Thanh niên đã thực sự góp phần đắc lực vào việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng, của Đoàn.

2.2. Quá trình chuẩn bị về mặt tổ chức của Nguyễn Ái Quốc.

Khi ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc luôn theo sát tình hình thực tiễn đấu tranh của phong trào thanh niên trong nước. Người sớm phát hiện ra lực lượng đông đảo thanh niên công nhân, nông dân tập trung ở các đồn điền hầm mỏ của tư bản Pháp luôn đấu tranh mạnh mẽ song liên tục thất bại, bị đàn áp đẫm máu, bởi đúng như Người đã chỉ ra trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết năm 1925, phần Phụ lục trong thư “Gửi thanh niên An Nam”, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la; chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù.

Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức!...

Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”62. Như vậy, theo Nguyễn Ái Quốc, muốn hồi sinh một dân tộc trước tiên phải hồi sinh thanh niên. Đây là một trong những luận điểm quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng từ thời kỳ dựng Đảng, đến thành lập Nước, cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do vậy, Người chỉ ra nhiệm vụ cho những người cách mạng Việt Nam lúc này là phải tuyên truyền, giác ngộ, đưa thanh niên vào tổ chức để giáo dục họ về ý thức tổ chức và phương pháp đấu tranh cách mạng.

Sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thông qua tổ chức Hội, các hội viên sau khi được Người đào tạo, huấn luyện ở Quảng Châu được phái về nước, có nhiệm vụ tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào quần chúng nhân dân và thanh niên, đồng thời vận động quần chúng tham gia vào hàng ngũ những người cộng sản, thành lập ra các tổ chức cộng sản trong nước. Vì thế đến năm 1929, trong nước đã xuất hiện các tổ chức cộng sản, các chi bộ đảng ở 3 miền, đi liền với đó là các chi bộ đoàn của thanh niên ra đời hoạt động trong các chi bộ đảng.

Ngay sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, để chuẩn bị trực tiếp thành lập đội ngũ những người thanh niên cộng sản, kế cận cho Đảng sau này về nước gây dựng phong trào, mùa hè năm 1926, Nguyễn Ái Quốc cử đồng chí Hồ Tùng Mậu bí mật trở lại nước Xiêm (Thái Lan) chọn 8 62 Hồ Chí Minh: Toàn tập,Sđd, tập 2, tr. 143, 144.

thiếu niên từ 12 - 15 tuổi, là con em các gia đình Việt kiều yêu nước (một số sinh ở Thái Lan, số còn lại sinh ở Việt Nam nhưng sang Xiêm lúc còn nhỏ) đưa sang Quảng Châu đào tạo.

Danh sách 8 thiếu niên - 8 đoàn viên TNCS đầu tiên của Việt Nam

Họ, tên thật Năm sinh

Tên bí danh

do Bác Hồ đặt Quê gốc và nơi sinh

Lê Hữu Trọng 20/10 1914 Lý Tự Trọng (em nuôi) Việt Xuyên, Thạch Hà, Hà Tĩnh (Sinh ở Bản Mạy,

tỉnh Nakhon, Thái Lan) Ngô Hậu Đức (Nguyễn Thị Đức) 05/01 1909 Lý Phương Đức (Chị gái) Hương Khê, Hà Tĩnh (Sinh ở Vặt Pà,

tỉnh Nakhon, Thái Lan) Ngô Trí Thông

(Có tài liệu viết Ngô Chí Thông) 1915 Lý Trí Thông (Hoàng Nam) (Em trai) Hương Khê, Hà Tĩnh (Sinh ở Vặt Pà,

Tỉnh Nakhon, Thái Lan) Nguyễn Thị Tích

(Hoàng Lê Minh) 1916 Lý Phương Thuận

Hưng Tân,

Hưng Nguyên, Nghệ An (Sang Thái Lan lúc còn nhỏ) Hoàng Tự (Hoàng Anh Tộ) 1912 Lý Anh Tự (Lý Thúc Tộ) (có lúc đọc là Tợ) Hoàng Trù, Nam Đàn Nghệ An

Đinh Chương Long

Khoảng 1910 - 1912 Lý Văn Minh (Hồng Sơn) Nam Đàn, Nghệ An Vương ThúcThoại

(có tài liệu viết là Vương Thúc Toại)

1911

Lý Thúc Chất (có tài liệu viết là

Lý Thúc Chắt

Kim Liên, Nam Đàn Nghệ An

Nguyễn Sinh Thản 1908 Lý Nam Thanh Kim Liên, Nam Đàn Nghệ An.

Nguyễn Ái Quốc thấy cần đào tạo lâu dài, cơ bản để một số em trong nhóm thiếu niên này có thể trở thành những cán bộ nòng cốt phục vụ cho việc xây dựng tổ chức Đoàn TNCS ở trong nước, ngày 22/7/1926, từ Quảng Châu, Người gửi thư cho Ủy ban Trung ương Đội TNTP trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Lênin đề nghị nhận đào tạo giúp một số bạn nhỏ Việt Nam. Cùng

thời điểm đó, Người cũng gửi thư báo cáo việc này cho đại điện Đoàn TNCS Pháp tại Quốc tế Thanh niên Cộng sản, mong sớm nhận được sự ủng hộ. Hai bức thư của Người đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề bồi dưỡng, đào tạo những hạt giống cách mạng, sớm chuẩn bị để hình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đoàn TNCS có trình độ giác ngộ, có lý luận cách mạng vững và có khả năng hoạt động thực tiễn. Tám thiếu niên đã trở thành tám đoàn viên thanh niên cộng sản lớp đầu tiên, trong đó có người đoàn viên thanh niên cộng sản tiêu biểu nhất là anh Lý Tự Trọng (1904 - 1931).

Dưới sự dìu dắt, bồi dưỡng của Nguyễn Ái Quốc, cùng với sự chỉ đạo sát sao của tổ chức Đảng, từ 8 đoàn viên này, số lượng đoàn viên trong nước đã phát triển vượt bậc, mùa xuân 1931, cả nước đã có 942 đoàn viên, rất nhiều chi bộ đoàn được hình thành, hoạt động trong các chi bộ đảng. Nhận thấy những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn phong trào thanh niên cần có một tổ chức thống nhất chỉ đạo phong trào trong cả nước, ngày 20/4/1931, Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương yêu cầu phải tách tổ chức Công hội và tổ chức thanh niên ra thành những tổ chức có sinh hoạt độc lập với tổ chức đảng.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)