Đối với ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 102 - 106)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI 1 Khái niệm về Hội Sinh viên Việt Nam

4. Vị trí, vai trò của Hội Sinh viên Việt Nam

4.3. Đối với ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị đối với Hội Sinh viên Việt Nam về tổ chức bộ máy của Hội; công tác cán bộ của Hội; chủ trương, chương trình công tác của Hội.

4.3.1. Một số cơ sở để xác định vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với Hội Sinh viên Việt Nam

Trong hệ thống chính trị, Đảng ta xác định Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng, là nguồn cung cấp cán bộ cho Đảng và là người kế tục trung thành xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng của Bác Hồ. Tính chất chính trị của Đoàn thể hiện ở tính tiên tiến. Đoàn không phải là tổ chức quần chúng phổ thông mà là tổ chức chính trị của những thanh niên tiên tiến (những thanh niên giác ngộ lý tưởng của Đảng). Do vậy, Đoàn là hạt nhân chính trị, đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào và các tổ chức thanh niên. Đoàn ủng hộ giúp đỡ các Hội thanh niên thực hiện mục đích, tôn chỉ theo Điều lệ của các Hội. Đoàn là trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho tổ chức Hội hoạt động và phát triển.

Việc xác định vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn Thanh niên đối với các tổ chức thanh niên, trong đó có tổ chức Hội Sinh viên được thể hiện cụ thể trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, Điều lệ của tổ chức Đoàn, tổ chức Hội Sinh viên và các chương trình hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên:

Một là, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương

khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã xác định: “Bảo đảm vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh; đổi mới phương thức vận động, đa dạng hoá các loại hình tập hợp để thu hút rộng rãi các đối tượng thanh niên. Tăng cường xây dựng lực lượng thanh niên nòng cốt để thành lập tổ chức cơ sở của Đoàn, Hội ở mọi lĩnh vực”.

Hai là, Luật Thanh niên năm 2005 quy định: “Tổ chức thanh niên bao

gồm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của tổ chức và trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật”; “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên”.

Ba là, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quy định: “Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam”; “Ban Chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội Sinh viên Việt Nam thực hiện đúng mục đích, tôn chỉ theo Điều lệ Hội”.

Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quy định vai trò nòng cốt chính trị và trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với Hội Sinh viên Việt Nam:

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị trong tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và là thành viên tập thể của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đoàn có trách nhiệm xây dựng và thành lập các tổ chức Hội của thanh niên.

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh định hướng về chính trị, tư tưởng cho hoạt động của Hội. Thường xuyên thông báo cho Hội những chủ trương công tác và chương trình hoạt động của Đoàn, tham gia ý kiến với Hội để Hội xây dựng chương trình phối hợp nhằm triển khai sâu rộng yêu cầu hoạt động của Đoàn trong hội viên, thanh niên.

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giới thiệu cán bộ chủ chốt của Đoàn để tiến hành hiệp thương vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội. Có ý kiến hiệp thương giới thiệu cán bộ chủ chốt của Hội tham gia cơ quan lãnh đạo Hội cấp trên.

- Có kế hoạch đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cần thiết phù hợp với điều kiện của mình để đảm bảo cho hoạt động của Hội duy trì được thường xuyên.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội các cấp.

- Các cấp bộ Đoàn có trách nhiệm chăm lo xây dựng Hội ngày càng vững mạnh. Coi công tác xây dựng Hội là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đoàn. Ban Thường vụ Đoàn và thường trực Uỷ ban Hội các cấp duy trì nề nếp làm việc giao ban định kỳ để kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của mình.

- Cán bộ Đoàn và đoàn viên phải thực sự gương mẫu, liên hệ mật thiết với thanh niên, thuyết phục và động viên hội viên, thanh niên tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động chung của Đoàn.

Bốn là, Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam quy định: “Hội hoạt động

trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước của Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thanh niên và vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

4.3.2. Những nội dung thể hiện vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với Hội Sinh viên Việt Nam

Vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn đối với Hội Sinh viên được thể hiện trên các mặt về: Tổ chức bộ máy của Hội; công tác cán bộ của Hội; chủ trương, chương trình công tác của Hội.

Thứ nhất, các cấp bộ Đoàn trực tiếp giúp sinh viên và các cấp Hội lập

ra tổ chức Hội Sinh viên. Xây dựng Hội Sinh viên là trách nhiệm của mỗi cấp bộ Đoàn, là bộ phận không thể tách rời của công tác xây dựng tổ chức Đoàn.

Một trong những điều kiện được thành lập tổ chức Hội Sinh viên là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp phải giúp đỡ, định hướng cho hoạt động của Hội, đảm bảo vai trò nòng cốt chính trị trong hoạt động của Hội ở mỗi cấp. Ban Chấp hành Đoàn trực tiếp thực hiện các nội dung công việc liên quan đến quy trình thành lập tổ chức Hội Sinh viên, cụ thể:

- Khi đủ các điều kiện, Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp báo cáo xin ý kiến của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu và Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên

Việt Nam đối với cấp trường; xin ý kiến của Tỉnh, Thành uỷ và Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đối với cấp tỉnh, thành phố về việc thành lập Ban vận động thành lập Hội Sinh viên.

- Ban Chấp hành Đoàn gửi hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động thành lập Hội tới Sở Nội vụ tỉnh, thành phố đề nghị công nhận Ban vận động thành lập Hội. Trưởng Ban vận động thành lập Hội là Bí thư, Phó Bí thư Đoàn cùng cấp, hoặc là Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp trở lên.

- Ban vận động có nhiệm vụ tuyên truyền về Điều lệ Hội, truyền thống và hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam; vận động sinh viên đăng ký gia nhập Hội. Căn cứ vào nguyện vọng của sinh viên, trên cơ sở đủ các điều kiện, Ban vận động thành lập Hội đề nghị Ban Chấp hành Đoàn trường ra quyết định thành lập các chi hội, chỉ định Ban Chấp hành chi hội và quyết định kết nạp hội viên (yêu cầu đối với Hội Sinh viên cấp trường); xây dựng đề án và tiến hành các quy trình đề nghị thành lập Hội Sinh viên. Đoàn Thanh niên định hướng công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội về nội dung, phương hướng hoạt động, công tác nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra và chức danh chủ chốt của Hội.

Thứ hai, tổ chức Đoàn định kỳ làm việc với Ban Chấp hành Hội, cho ý

kiến về các chủ trương công tác lớn của Hội, công tác cán bộ của Hội.

- Định kỳ theo tháng, quý, năm học, tổ chức Đoàn làm việc với Ban Chấp hành Hội Sinh viên cùng cấp cho ý kiến về các nội dung hoạt động của Hội.

- Các nội dung hoạt động của tổ chức Hội được xây dựng dựa trên định hướng nội dung công tác của tổ chức Đoàn và của nhà trường, đơn vị. Đoàn trực tiếp giao cho Hội Sinh viên đảm nhiệm hoặc phối hợp triển khai một số hoạt động phong trào của Đoàn.

Thứ ba, các cấp bộ Đoàn giới thiệu những cán bộ Đoàn, đoàn viên có

năng lực, được sinh viên tín nhiệm để tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Hội và làm hạt nhân trong phong trào sinh viên. Đối với chức danh chủ chốt của các cấp bộ Hội phải là Uỷ viên Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp trở lên. Đồng thời những cán bộ Hội Sinh viên có uy tín, năng lực là đoàn viên, đảng viên trẻ được Hội Sinh viên giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp. Hội đào tạo, bồi dưỡng cung cấp nguồn cán bộ cho tổ chức Đoàn.

Thông qua hoạt động, Hội Sinh viên bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Đoàn cho hội viên và giới thiệu những hội viên ưu tú để Đoàn xét kết nạp.

Tại các kỳ họp, Đại hội của Hội Sinh viên, tổ chức Đoàn cùng cấp trực tiếp cho ý kiến về công tác tổ chức Đại hội, về công tác nhân sự… ; phối hợp báo cáo cấp ủy và Hội cấp trên trực tiếp về công tác tổ chức Đại hội.

Thứ tư, các cấp bộ Đoàn định kỳ thông báo và phối hợp với các cấp bộ

Hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thống nhất theo từng tháng, quý, học kỳ hoặc cả năm trên cơ sở nhiệm vụ của nhà trường và lợi ích của đoàn viên, hội viên, sinh viên. Việc phối hợp thống nhất giữa hai tổ chức sẽ tạo sự thống nhất trong hoạt động, đảm bảo định hướng chủ trương của Đoàn trong các hoạt động của Hội; đồng thời tạo tính chủ động, độc lập cho tổ chức Hội hoạt động.

Thứ tư, Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hỗ trợ Hội Sinh viên các cấp

về cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện để hoạt động; phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động đảm bảo hạt nhân chính trị của tổ chức Đoàn, đồng thời tôn trọng tính độc lập và các phương thức sinh hoạt riêng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi tổ chức, cùng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thứ năm, đoàn viên là hội viên có nhiệm vụ nắm vững nguyên tắc tổ

chức và hoạt động của Đoàn, của Hội; chủ động, gương mẫu thực hiện có hiệu quả các hoạt động chung và hoạt động của Hội Sinh viên góp phần tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng và phát hiện sinh viên tích cực để giới thiệu cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xem xét, bồi dưỡng, kết nạp.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)