Phong trào thanh niên “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (1961 1965) ở miền Bắc và chống chiến lược

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 68 - 70)

III. PHONG TRÀO THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 195 4 1975 1 Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II năm

3. Phong trào thanh niên “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (1961 1965) ở miền Bắc và chống chiến lược

“chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy ở miền Nam (1961 - 1965)

3.1. Phong trào thanh niên miền Bắc và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (năm 1961) thứ III (năm 1961)

Tháng 9/1960, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III quyết định phương hướng và nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) là: Phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Trước yêu cầu kiện toàn tổ chức, để thể hiện tinh thần xung kích của tuổi trẻ cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội III của Đảng, từ ngày 22/3 đến ngày 25/3/1961, Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam lần thứ III đã được triệu tập họp tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định phát động phong trào mỗi đoàn viên, thanh niên là người lính xung kích “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất” (1961-1965).

Phong trào đã phát huy khí thế sôi nổi, mạnh mẽ của thanh niên tiến lên hàng đầu góp phần thực hiện thành công những nhiệm vụ đặt ra trong Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Tiêu biểu là các lá cờ đầu: Hợp tác xã Đại Phong (Nông nghiệp), Nhà máy cơ khí

Duyên Hải (Công nghiệp), Tổ Trinh sát Ba nhất (Lực lượng vũ trang), Trường THCS Bắc Lý - Hà Nam (Giáo dục và đào tạo).

Phong trào đã tạo ra môi trường rộng lớn bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, giáo dục rèn luyện thanh niên về phẩm chất đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, tinh thần vượt khó, đoàn kết cho thanh niên, giáo dục thanh niên tinh thần xung phong, ý thức tự giác thi đua, sống và làm việc có trách nhiệm với đất nước, dân tộc ở bất kì cương vị, hoàn cảnh nào. Qua đó phong trào đã trực tiếp góp phần xây dựng nên thế hệ thanh niên mới, thế hệ thanh niên thời bình hăng say lao động, ham cống hiến, phấn đấu trở thành người thanh niên xã hội chủ nghĩa thực thụ.

Phong trào đã khẳng định sự trưởng thành của tổ chức Đoàn từ, đặc biệt là lần đầu tiên Đoàn đã đề ra kế hoạch, chương trình cụ thể rõ ràng trong từng lĩnh vực để phát huy tiềm năng sức trẻ của mọi đối tượng thanh niên, nhờ vậy hiệu quả của phong trào tăng lên rõ rệt. Từ Trung ương đến cơ sở, các cấp bộ Đoàn đã biết phát huy mọi tiềm năng nội tại của thanh niên, phát huy mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng nên cao trào cách mạng của thanh niên vang dội trong lịch sử dân tộc.

3.2. Phong trào thanh niên miền Nam

Trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh vũ trang của quần chúng nhân dân sau cao trào đồng khởi, Mỹ quyết định thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với phương thức “Dùng người Việt đánh người Việt”. Chúng coi việc dồn dân, lập ấp chiến lược là nội dung cơ bản, là xương sống của chiến lược chiến tranh đặc biệt. Từ năm 1961, là thời kì bùng nổ cuộc chiến tranh vũ trang cách mạng của quân dân miền Nam. Lực lượng vũ trang đã hình thành với ba thứ quân rõ rệt. Hàng nghìn thanh niên sục sôi hưởng ứng phong trào tòng quân gia nhập lực lượng vũ trang, đặc biệt là vào du kích, tự vệ. Thanh niên cùng nhân dân tiến hành phong trào đấu tranh vũ trang mạnh mẽ, tấn công địch bằng 3 mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận; trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, đô thị. Trong đó chiến tranh du kích rất phát triển, xuất hiện rất nhiều tấm gương thanh niên anh hùng, tiêu biểu là “Đội vũ trang quyết tử” của học sinh, sinh viên Sài Gòn.

Ngay sau Đồng Khởi, chiến thắng Ấp Bắc năm 1963 càng cổ vũ tuổi trẻ miền Nam hưởng ứng phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” trên khắp chiến trường. Phong trào săn máy bay lên thẳng, diệt xe tăng M.113

được thanh niên và quân dân hưởng ứng rộng khắp. Cùng với sự lớn mạnh của đấu tranh vũ trang và phong trào phá “ấp chiến lược” của thanh niên ở các vùng nông thôn, phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên cùng với lực lượng công nhân, nhân dân lao động, bà con Phật tử ở các đô thị miền Nam vẫn tiếp tục sục sôi, trong đó lực lượng học sinh, sinh viên là nòng cốt. Qua phong trào, lực lượng cách mạng trong các trường học đã có bước phát triển mới, nhiều trường có thêm chi đoàn thanh niên, chi bộ đảng. Xuất hiện các gương chiến đấu, hy sinh anh hùng tiêu biểu như: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Thắng, Quách Thị Trang...

Tổ chức Đoàn trước đây bị đánh phá ác liệt trong thời kì “Tố cộng, diệt cộng” của Diệm nay được quan tâm củng cố và phát triển. Ngày 01/01/1962, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam (một bộ phận của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam) được thành lập và đến năm 1965 đã tổ chức Đại hội Đoàn toàn miền Nam lần thứ I.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)