NHỮNG ĐẶC TRƯNG TÂM LÝ LỨA TUỔI THANH NIÊN (20 30 TUỔI)

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 139 - 144)

(20 - 30 TUỔI)

1. Những đặc điểm sinh lý lứa tuổi

Lứa tuổi từ 20 – 30 trong tâm lý học được gọi là tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này, về cơ bản những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và nhân cách đã được ổn định, không còn những biến động lớn. Các cá nhân đã ý thức rõ vai trò, nghĩa vụ của mình đối với bản thân và với người khác. Một nét nổi bật nhất của tuổi trưởng thành đó là sự chín muồi về mặt sinh lý, thể chất nghĩa là hội tụ đầy đủ những điều kiện sinh học để làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm chồng cũng như là một người lao động thực sự trong gia đình và xã hội.

3.2. Những đặc điểm tâm lý lứa tuổi

Người trưởng thành là những người có độ tuổi từ 20 trở lên và hiểu về chính mình một cách tương đối cũng như xác lập mục tiêu cuộc đời trong một cái nhìn tổng thể. Người trưởng thành thường được xác định không phải chỉ ở lứa tuổi cụ thể mà còn căn cứ vào một số tiêu chí như:

- Sự chín muồi, về mặt sinh lí, thể chất

- Có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân như đi bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, hoạt động của mình.

- Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau. - Có nghề nghiệp ổn định.

- Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. - Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng).

- Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người đỡ đầu

Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên bình diện sinh học, tâm lí học, xã hội học. Những công trình nghiên cứu cho thấy sự chín muồi sinh học thường đi trước, sớm hơn tuổi chín muồi về tâm lí và xã hội khá nhiều. Bởi vậy, dưới góc độ tâm lí học mà xét, tuổi trưởng thành toàn diện của con người thường đến chậm hơn 2, 3 năm. Không những thế, khái niệm tuổi trưởng thành cũng còn tùy thuộc vào thời gian đào tạo và trình độ học vấn. Đó cũng chính là lí do giai đoạn “người trưởng thành trẻ

tuổi” thường được lấy mốc từ 20 tuổi trở lên, chậm hơn chút ít so với tuổi công dân (18 tuổi).

Xét về các điều kiện sống và hoạt động của người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy họ đang đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, người thì tiếp tục đi học, người thì bắt đầu lao động kiếm sống… Đa số họ đều thiết lập dần dần cuộc sống độc lập. Trong gia đình, họ được xem như là một thành viên chính thức, được đối xử một cách công bằng như những người lớn thực thụ. Ngoài xã hội, họ trở thành những thành viên chính thức của xã hội với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

Hoạt động chủ yếu ở giai đoạn lứa tuổi này là hoạt động nghề nghiệp. Nếu chưa phải lao động kiếm sống thì sau khi tốt nghiệp phổ thông (trung học cơ sở hay trung học phổ thông) họ thường tiếp tục theo học tại các cơ sở đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng, hoặc đại học. Đa số những thanh niên này chưa thể tự lập hoàn toàn. Đây cũng là một hạn chế nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của họ. Hoạt động chủ yếu của thanh niên sinh viên là hoạt động học tập chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Thanh niên sinh viên là những người trưởng thành còn đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng…, do vậy điều kiện sống và các dạng hoạt động cơ bản của họ có những đặc trưng rất riêng.

Trong các trường đại học và cao đẳng, họ là đại biêu của một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người đang trong quá trình chuẩn bị tri thức đế trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nhất định của xã hội; là những người trẻ tích cực, năng động, nhạy cảm với những thay đối của xã hội và dễ thích nghi với sự thay đổi đó. Khoảng thời gian sinh viên lĩnh hội nền tri thức xã hội trong môi trường đại học - cao đẳng… là thời điểm diễn ra quá trình xã hội hóa rất nhanh, mạnh và đa dạng. Đây là thời điểm và là cơ hội để họ định hình, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Cần xenm xét những điều kiện phát triển tâm lý của sinh viên thông qua những hoạt động mà họ tham gia.

Các hoạt động chính trị xã hội ở tuổi này là một điều kiện đặc biệt cho sự phát triển tâm lí. Việc tham gia vào tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam đem lại những kinh nghiệm thực sự quí báu để nâng cao tri thức tầm hiểu biết, tích lũy những kinh nghiệm sống và hoàn thiện dần những kĩ năng cũng như xây dựng lí tưởng nghề nghiệp - lí tưởng cuộc sống.

Ngoài ra, việc tham gia các tổ chức khác, các câu lạc bộ đội nhóm xã hội - kĩ năng cũng là một điều kiện thú vị giúp thanh niên sinh viên thể hiện mình và phát triển có định hướng hoặc phát triển toàn diện.

Robert Havighurst (Mỹ) xác định vai trò xã hội của người trưởng thành dựa trên các nhiệm vụ trọng tâm mà họ sẽ phải thực hiện. Và như vậy theo ông, người trưởng thành trẻ tuổi có các vai trò xã hội sau :

- Lựa chọn người bạn đời.

- Học cách sống với người bạn đời. - Bắt đầu cuộc sống gia đình.

- Nuôi dạy con cái. - Tổ chức gia đình.

- Bắt đầu một nghề nghiệp.

- Thực hiện trách nhiệm người công dân. - Tìm nhóm xã hội tâm đầu ý hợp.

- Thích nghi với tâm lí sống cách xa cha mẹ. - Chấp nhận trách nhiệm về thể chất của bản thân.

- Trở nên quan tâm đến “lịch sử”, kinh nghiệm của bản thân và giới hạn của thời gian ở bản thân.

- Thiết lập những mối quan hệ người lớn với cha mẹ. - Đảm đương vai trò xã hội.

- Thích nghi với những giá trị đạo đức và tinh thần trong xã hội

Những khảo sát về xu hướng nhân cách của người trưởng thành cho thấy hướng lựa chọn cơ bản mà nhiều người quan tâm vẫn là vị trí đích thực mà họ có được trong nghề nghiệp và cuộc sống. Sự thành đạt đúng nghĩa thôi thúc họ đi tìm hạnh phúc một cách tương đối: công việc tốt, thăng tiến, vị trí xã hội, điều kiện kinh tế và gia đình hạnh phúc với vợ chồng và con cái…

Trên cơ sở đó, những biểu hiện về xu hướng của nhân cách người thành niên gắn liền với các biểu hiện tâm lí:

- Có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện sống và hoạt động. - Có khả năng giải quyết tốt các mâu thuẫn và khó khăn của cuộc sống.

- Có ý chí, độc lập tự chủ và khả năng dám chịu trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội.

- Có những phẩm chất nhân cách tiêu biểu: thế giới quan vững vàng, tình cảm sâu sắc, tính cách trung thực, có khả năng cộng tác làm việc…

- Có khát khao hướng đến sự thành công, thành đạt.

Tuy nhiên, một thực trạng khác trong xu hướng sống của không ít người thành niên hiện nay là đặt lợi ích của cá nhân, gia đình lên trên lợi ích của cộng đồng, xã hội. Diễn tiến về sự lựa chọn các tiêu chí thành đạt cũng có phần thay đổi như tiêu chuẩn về kinh tế được đẩy lên quá ngưỡng, xu thế độc thân hoặc lập gia đình không con cái xuất hiện… Đây là một vấn đề cần quan tâm trên tinh thần tôn trọng nhưng cũng cần có những tác động mang tính chất điều chỉnh, dung hòa

3. Những lưu ý trong giao tiếp ứng xử và tổ chức hoạt động cho người trưởng thành người trưởng thành

Đối với thanh niên trong độ tuổi trưởng thành, điều họ cần không phải là những hoạt động mang tính phong trào, phô trương mà cần những hoạt động gắn liền với giá trị và nhân phẩm của họ. Người trưởng thành bắt đầu sống chững chạc hơn, bớt những hoạt động ồn ào náo nhiệt mà thay vào đó là những hoạt đông mang tính chiều sâu.

Trong quan hệ giao tiếp ứng xử, người trưởng thành luôn thể hiện sự chững chạc, tự tin vào năng lực của mình, họ mong muốn được đóp góp tài trí cho cộng động và xã hội. Trong công việc luôn thể hiện tinh thần hăng hái, sáng tạo. Trong suy nghĩ, người trưởng thành không còn lãng mạn, bay bổng mà thay vào đó là sự chín chắn, mong mỏi tạo ra được nền tảng vững chắc và ổn định cho bản thân và gia đình thông qua lao động nghề nghiệp bởi với họ, ngoài cuộc sống bản thân họ còn phải lo toan cho nhiều công việc khác của gia đình, con cái…

Từ những đặc điểm tâm lý, xã hội đã nêu của tuổi trưởng thành, khi tổ chức các hoạt động hay các phong trào, cần chú ý phát huy những năng lực, sở trường gắn liền với chuyên môn, nghiệp vụ của họ. Các hoạt động không khoa chương, ồn ào mà gắn liền với các giá trị và trách nhiệm xã hội của người công dân.

Người trưởng thành luôn muốn được khẳng định và đảm bảo cho sự ổn định tương lai, vì thế họ cần được tham gia các hoạt động gắn với việc lập thân, lập nghiệp, họ muốn được chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình, đối nhân xử thế trong xã hội. Muốn được học hỏi những gương mặt thành công trong xã hội để tạo động lực và cảm hứng trong nghề nghiệp của bản thân.

CÁN BỘ ĐOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN CỦA NGƯỜI CÁN BỘ ĐOÀN

---

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 139 - 144)