Phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc (196 4 1975)

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 70 - 71)

III. PHONG TRÀO THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 195 4 1975 1 Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II năm

4. Phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc (196 4 1975)

Ngày 05/8/1964, đế quốc Mỹ gây ra sự kiện vịnh Bắc Bộ để mở đầu cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân xâm lược miền Bắc. Nhân dân cả nước căm phẫn trước tội ác leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, đặc biệt là trong giới thanh niên bùng lên tinh thần sẵn sàng cống hiến sức trẻ, lên đường chiến đấu chống Mỹ, cứu nước.

Từ hiệu ứng phong trào “Ba bất kỳ” của Đại học Sư phạm Hà Nội đang lan rộng khắp Thủ đô, đêm ngày 09/8/1964 tại Hội trường Bộ Công nghiệp Nặng (Phố Hai Bà Trưng), Ban Chấp hành Thành Đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng” trước sự hưởng ứng của 2,6 vạn thanh niên Thủ đô. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh, thành miền Bắc.

Tháng 3/1965 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã biểu dương sáng kiến của Thành Đoàn Hà Nội, và để thể hiện tinh thần xung kích của thanh niên thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra cho miền Bắc lúc này, đồng thời, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chính thức phát động phong trào trên toàn miền Bắc, kêu gọi thanh niên cả nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng”, có bổ sung và nâng cao nội dung phong trào:

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng nhập ngũ (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ).

- Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong bất kỳ tình huống nào.

- Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đến.

Từ Hà Nội, phong trào lan rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Trong vòng một tháng phong trào đã thu hút hơn 1,5 triệu đoàn viên, thanh niên tham gia. Hàng ngàn các quyết tâm thư của đoàn viên thanh niên được gửi tới tổ chức Đoàn bày tỏ nguyện vọng, quyết tâm tham gia phong trào, nhiều bức thư được viết bằng máu. Phong trào nhanh chóng vượt qua khỏi biên giới, nhiều du học sinh đã viết đơn xin về nước để chiến đấu.

Đến năm 1966 phong trào “Ba sẵn sàng” đã phát triển và đi sâu vào từng đối tượng thanh niên: Thanh niên nông thôn nêu cao quyết tâm “Tay cày

tay súng”, thanh niên công nhân nêu cao quyết tâm “Tay búa tay súng”,

thanh niên học sinh, sinh viên nêu cao quyết tâm “Tay bút tay súng”, thanh niên lực lượng vũ trang thi đua “Quyết thắng”, thanh niên xung phong thể

hiện ý chí “Sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”... Thông qua phong trào, thanh niên đã lập nhiều thành tích xuất sắc cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam. Xuất hiện rất nhiều tấm gương của tập thể, cá nhân anh hùng trẻ tuổi thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Phong trào “Ba sẵn sàng” được Đảng, Bác Hồ thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tuyên dương thành tích. Đồng thời, mọi tầng lớp quần chúng nhân dân đều động viên thanh niên, đóng góp công sức ủng hộ phong trào. Phong trào đã gợi mở cho sự ra đời của các phong trào “Phụ nữ ba đảm đang”, phong trào “Năm xung phong” của tuổi trẻ miền Nam.

Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại qua đời. Để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn công lao trời biển của Người đã dìu dắt thế hệ trẻ, thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ cả nước mong muốn tổ chức của thanh niên vinh dự được mang tên Bác, năm 1970 , Trung ương Đảng đã quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)