Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 60 - 61)

I. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN TNCS ĐÔNG DƯƠNG

3. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.

Thanh niên Cộng sản Đông Dương.

Từ năm 1928, trong quá trình xúc tiến thành lập Đảng, những người cộng sản Việt Nam đã nhận được sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản và Quốc tế Thanh niên Cộng sản yêu cầu phải hết sức quan tâm phát triển phong trào thanh niên cộng sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, đấu tranh chống lại những quan điểm lạc hậu không quan tâm đến thanh niên, đặc biệt là xây dựng tổ chức đoàn để lãnh đạo phong trào thanh niên. Quán triệt sự chỉ đạo đó, ngay từ khi mới ra đời Đảng đã có những chủ trương và việc làm cụ thể chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tổ chức Đoàn ra đời.

Tại Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng tháng 02/1930 Đảng đã đặt ra yêu cầu: “Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngoài công tác hàng ngày phải tổ chức ra ngay Đoàn Thanh niên Cộng sản", “Người dưới 21 tuổi phải vào Thanh niên Cộng sản Đoàn”. Tháng 10/1930,Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất đã ra “Án Nghị quyết của Trung

ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng” khẳng định: “Đảng phải thi hành ngay Án nghị quyết của

C.S Đoàn và giúp cho Đoàn có tánh chất độc lập”63. Về việc thành lập tổ chức Đoàn, Hội nghị tháng 10/1930 có một Nghị quyết chuyên đề có tên :“Án Nghị

quyết về Cộng sản Thanh niên vận động của Trung ương toàn thể Hội nghị”.

Phần xác định địa vị của thanh niên và sự quan trọng của Thanh niên Cộng sản Đoàn, Nghị quyết xác định: “Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác trong quần chúng thanh niên; phải lãnh đạo quần chúng thanh niên lao động thành phố, nhà quê tranh đấu hằng ngày và phải kéo họ ra khỏi ảnh hưởng quốc gia phong kiến, đế quốc. Muốn được như vậy thì chỉ có tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được”64.

Có thể nói: “Án Nghị quyết về Cộng sản Thanh niên vận động” là văn kiện có ý nghĩa lịch sử đối với phong trào thanh niên, và sự ra đời của tổ chức Đoàn. Những vấn đề cơ bản nhất của một tổ chức cộng sản của thanh niên như mục đích, yêu cầu thành lập tổ chức; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đối tượng kết nạp, cách thức tổ chức, cách thức sinh hoạt lần đầu tiên đã được Đảng chỉ ra rõ ràng, cụ thể.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương65 lần thứ 2, bí mật họp tại Sài Gòn do đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì bàn về vấn đề cách mạng Việt Nam, trong đó có đánh giá tình hình lãnh đạo của Đảng và ra “Án Nghị quyết của Trung ương toàn thể hội nghị lần thứ hai” (tháng 3/1931) tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và

Quốc tế Thanh niên Cộng sản về việc thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Đông Dương. Nghị quyết nêu rõ: “Tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn là một nhiệm vụ thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết. Tuy nhiên hiện đến nay không ở đâu tiến lên đợc bước nào. Trái lại thái độ trong Đảng lại rất lãnh đạm hững hờ về vấn đề Đoàn lắm”66. Đề cập đến “Nhiệm vụ về việc tổ chức

của Đảng”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 tháng 3/1931 của Đảng yêu cầu Đảng: “Cần kíp tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn, Đảng cần kíp đánh tan cái thái độ hững hờ lãnh đạm với vấn đề đó. Lập tức các Đảng bộ địa phương phải mau mau tổ chức những uỷ viên tổ chức ra Đoàn, đốc xuất cho chi bộ tổ chức; tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của Đoàn và phải chỉ đạo 63 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005,

tập 2, tr.115, 116.

64 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, tập 2, tr.167.

65 Tại Hội nghị tháng 10/1930, Đảng đổi tên từ Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. (Xem: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, tập 2, tr 113). Dương. (Xem: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, tập 2, tr 113).

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)