Biến đối tâm lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên có liên quan đến các hành vi lệch chuẩn và hành vi nguy cơ

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 131 - 134)

I. ĐẶC TRƯNG TÂM LÝ LỨA TUỔI THIẾU NIÊN (11-15 TUỔI) 1 Những đặc điểm sinh lý lứa tuổi thiếu niên

3. Biến đối tâm lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên có liên quan đến các hành vi lệch chuẩn và hành vi nguy cơ

các hành vi lệch chuẩn và hành vi nguy cơ

Trong nhiều khía cạnh khác nhau, thiếu niên bị tách ra khỏi xã hội người lớn bằng hàng loạt các rào cản nguyên tắc và chuẩn mực. Thiếu niên luôn được cha mẹ, người lớn ngăn chặn bằng những điều cấm kị như không được tham gia hoạt động tình dục, không được uống rượu ngoài, hút thuốc hay đi xe máy... Sự ngăn cấm này như một nguyên nhân dẫn tới hành vi chống đối xã hội ở trẻ vị thành niên.

Thực tế chúng ta vẫn thấy các em học sinh sẵn sàng đi xe máy đến trường, văng tục, đánh bài bạc, hay đánh nhau… đây là cách mà thiếu niên thể hiện với xã hội rằng tôi đã lớn, tôi đủ trưởng thành để làm những việc tôi

muốn. Ngược lại, nếu các em được người lớn tôn trọng và tạo điều kiện để thể hiện những nét đặc trưng của người lớn như được tham gia nhiều hơn vào các công việc xã hội với trách nhiệm ngày càng cao hơn thì sẽ làm cho các em ít nổi loạn, chống đối lại cha mẹ và các chuẩn mực xã hội hơn.

Những thay đổi về mặt thể chất khiến cho quá trình kiểm soát các trạng thái cảm xúc trở lên khó khăn. Các em có thể đang rất vui vẻ, hồn nhiên nhưng khi bị động chạm đến lòng tự ái có thể dễ dàng chuyển sang nổi giận, bực tức.

Cũng ở giai đoạn này, một đặc trưng tâm lý nổi trội đó là nhu cầu giao tiếp ra bên ngoài ngày càng cao. Mối quan hệ giao tiếp với cha mẹ ngày càng trở lên lỏng lẻo. Nhiều bạn không còn có thói quen tâm sự với cha mẹ về mọi việc khi mình còn bé bởi đôi lúc các em cảm thấy cha mẹ không còn hiểu tâm tư nguyện vọng của mình nữa. Càng ngày các em thường dành nhiều thời gian chơi với bạn bè, thậm chí ngay cả khi bị cha mẹ cấm đoán. Điều này lý giải tại sao nhiều bạn trẻ ở lứa tuổi thiếu niên rất dễ dàng tham gia vào các cuộc ẩu đả, hay các hành vi lệch chuẩn như hút thuốc, đánh bạc, đua xe… bởi theo các em, những hành vi này không xấu, nó chỉ là cách mà các em khẳng định cá tính và bản thân mình đã lớn trước con mắt của bạn bè, người khác.

Một khía cạnh tâm lý khác thường gặp ở thiếu niên đó là nỗ lực khẳng định cá tính riêng của mình. Các em có một động lực mạnh mẽ để thể hiện cá tính riêng của mình mà không phải một hình mẫu mong muốn của cha mẹ hay người khác. Đến giai đoạn này, trẻ thử nghiệm nhiều cá tính các khác nhau để tìm ra cá tính phù hợp với mình nhất. Để làm được điều này, trước tiên trẻ phải bỏ đi một số thói quen cũ, đặc biệt là những thói quen, nguyên tắc được cha mẹ hình thành trước đó. Trẻ thường thử các nét tính cách trái ngược với mong muốn cha mẹ, người lớn. Đôi khi các em muốn thử các chất gây nghiện, rượu, hoặc quan hệ tình dục. Bằng cách này các em có thể dễ dàng thể hiện mình là ai, thể hiện cá tính của mình.

Thiếu niên thường gặp khó khăn trong việc hiểu rằng những điểu xấu cũng có thể xảy đến với mình. Các em chưa có thể hiểu được những hành vi trải nghiệm những điều mới mẻ mà chỉ có người lớn mới được đặc quyền đó có thể gây đến những tác hại xấu với mình như có thể bị thương, bị nghiện, có thai ngoài ý muốn thậm chí bị chết. Vì suy nghĩ đó đôi khi các em có thể làm những điều dại dột, mạo hiểm vì các em tin rằng sẽ không có gì sai sót xảy ra với mình.

Trong giai đoạn tuổi thiếu niên, các em luôn có mong muốn và cố gắng thể hiện vai trò người lớn của mình và thử làm những điều mà thường ngày khi còn bé mình bị cấm đoán. Các em muốn thử làm những điều mà thường ngày cha mẹ và người lớn hay làm. Do đó, những hành vi xấu của cha mẹ và những người lớn xung quanh rất dễ trở thành kiểu mẫu để trẻ học theo.

1.4. Những lưu ý trong giao tiếp ứng xử và tổ chức hoạt động giáo dục thiếu niên dục thiếu niên

Trong công tác giáo dục, người lớn khi giao tiếp ứng xử với thiếu niên, cần phải thận trọng, tế nhị, khéo léo, không nên can thiệp thô bạo, dùng các biện pháp bạo lực, áp đặt đối với các em… Nhu cầu giao tiếp của thiếu niên phát triển cao, do đó cần phải tạo điều kiện để các em có điều kiện và cơ hội được giao tiếp với nhau, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này. Cần tổ chức các hoạt động xã hội hướng đến hình thành các giá trị nhân văn, phù hợp với văn hoá và các giá trị đạo đức truyền thống, qua đó giúp các em tránh xa được những cám dỗ, những hành vi lệch chuẩn.

Người lớn cũng vẫn phải tôn trọng những nhu cầu ngày càng lớn về tính tự lập của các em. Không nên coi các em là trẻ con, từng bước giao những công việc để các em có điều kiện để thể hiện bản thân, phát triển cá tính, đồng thời giúp các em hiểu được những ý niệm về đúng sai, việc nên làm hay không nên làm. Hãy nói cho em biết về những việc làm nào là nguy hiểm và giải thích tại sao nên tránh xa các việc đó như việc hút thuốc, nghiện game, quan hệ tình dục và các trò nguy hiểm đến tính mạng.

Cần tăng cường các hoạt động giáo dục giới tính cho các em, tránh để các em tò mò, tự tìm hiểu, khám phá trên internet hoặc sách báo đồi truỵ. Giúp các em hiểu được tình bạn, tình yêu, bổn phận và trách nhiệm giữa bạn bè, thầy cô, cha mẹ… Trong gia đình, cha mẹ nên để trẻ tham gia nhiều vào các công việc trong nhà, giao cho trẻ những trách nhiệm vừa sức để trẻ chịu trách nhiệm, cho trẻ tham gia vào xây dựng các quy tắc và mục tiêu cho gia đình, hướng dẫn trẻ về giá trị đồng tiền các cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan.

Để hình thành những nét tính cách tích cực cho các em khi vào tuổi dậy thì, cần giúp các em phát triển khả năng thấu cảm và tôn trọng người khác bằng cách khuyến khích giúp đỡ những người khó khăn, tham gia các chương

trình từ thiện đồng thời cũng nói cho trẻ những việc cần làm trong khi người khác không tốt.

Về phía nhà trường, đoàn thanh niên cần tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn các em vào hoạt động chung. Từng bước giao các nhiệm vụ vừa sức cho em tự tổ chức, thiết kế các hoạt động tập thể. Sự kiên nhẫn, tôn trọng, thấu hiểu của người lớn với các em sẽ giúp cho các em có được sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lý, xã hội cho những giai đoạn phát triển tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 131 - 134)