PHONG TRÀO THANH NIÊN GIAI ĐOẠN 1930

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 64 - 65)

1. Phong trào thanh niên trong các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939 và 1939 - 1945 1936 - 1939 và 1939 - 1945

Các cao trào cách mạng là các cuộc tổng diễn tập của quần chúng nhân dân và tầng lớp thanh niên đấu tranh giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, tham gia của tổ chức Đoàn. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tuổi trẻ cùng nhân dân ta đã tập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, đế quốc, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thông qua các cao trào cách mạng, tổ chức Đoàn cùng thanh niên cả nước đã được tôi luyện ý chí sắt thép, tinh thần vượt khó, tiên phong, được rèn luyện phương pháp đấu tranh, phương pháp xây dựng lực lượng.

1.1. Phong trào thanh niên trong việc xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ chính quyền cách mạng non trẻ

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, nước ta đã trở thành một nước độc lập. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vừa “thù trong, giặc ngoài” vừa nạn đói hoành hành, ngân khố cạn kiệt. Ngày 25/11/1945, Chính phủ Lâm thời ra chỉ thị: “Kháng chiến kiến quốc” trong đó, chỉ rõ nhiệm vụ cấp thiết là phải diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Đông đảo đoàn viên, thanh niên cả nước đã nô nức hưởng ứng xung hong đi đầu thực hiện Chỉ thị của Chính phủ, tiêu biểu như phong trào hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm nhịn ăn”, phong trào “Nam tiến”,…

Phong trào nói trên đã góp phần bồi dưỡng, tôi luyện cho Tổ quốc một thế hệ thanh niên mới trưởng thành vượt bậc trong thực tiễn cách mạng cả về lòng yêu nước, ý chí và năng lực hành động để trực tiếp đảm đương nhiệm vụ mới sau khi chính quyền nhân dân thiết lập. Ðó là khôi phục nền kinh tế kiệt quệ, với hậu quả hai triệu người chết đói, trong hoàn cảnh ngân sách Nhà nước trống rỗng, lại phải đương đầu với thù trong, giặc ngoài, ngay khi chính quyền mới ra đời, còn non trẻ.

1.2. Phong trào thanh niên Thủ đô “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Trước dã tâm của thực dân Pháp quyết tâm quay lại xâm lược, ngày 18 và 19/12/1946, tại làng Vạn Phúc (nay thuộc xã Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi toàn quốc. Tại mặt trận Hà Nội trong 60 ngày đêm khói lửa (từ 19/12/1946 đến 18/02/1947), tuổi trẻ Thủ đô đã phát động phong trào đấu tranh với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã cùng với nhân dân Hà Nội chiến đấu vô cùng anh dũng, quả cảm và giam chân quân địch hai tháng tại Thủ đô.

Thông qua phong trào, tuổi trẻ cùng quân dân Thủ đô đã phá tan kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của quân đội Pháp, bảo vệ cho Chính phủ và Trung ương Đảng, các đoàn thể và các cơ quan của thành phố rút lên Chiến khu Việt Bắc an toàn. Thanh niên Thủ đô đã thể hiện tinh thần chiến đấu cảm tử, sẵn sàng xả thân bảo vệ đất nước, khởi đầu cho một khí thế đấu tranh mới cho tuổi trẻ cả nước trong những cuộc kháng chiến sau này, đó là tinh thần “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

1.3. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (năm 1950) và phong trào “Thi đua tòng quân giết giặc lập công” (1950 - 1954) đua tòng quân giết giặc lập công” (1950 - 1954)

Tháng 12/1946, Trung ương Đảng và Chính phủ đã phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Đảng đã vạch ra đường lối kháng chiến là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Trong đó Đảng rất chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, coi đây là lực lượng nòng cốt cho toàn dân kháng chiến. Bước sang năm 1950, trên mặt trận chiến đấu, ta cần phát triển bộ đội chủ lực chuẩn bị mở một loạt chiến dịch, tiến tới tổng phản công. Để hoàn thiện hệ thống tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở, thống nhất chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên cả nước; tháng 02/1950, Đại hội toàn quốc ĐoànThanh niên Cứu quốc Việt Nam lần thứ I được tổ chức tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên). Đại hội đã phát động phong trào “Thi

đua tòng quân giết giặc lập công” trong thanh niên cả nước. Đặc biệt trong

chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, thanh niên đã đóng góp công sức to lớn cùng toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy lịch sử.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)