TRUYỀN THỐNG VINH QUANG CỦA THẾ HỆ TRẺ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA PHONG TRÀO THANH NIÊN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 78 - 83)

HỌC KINH NGHIỆM CỦA PHONG TRÀO THANH NIÊN VIỆT NAM

1. Những truyền thống vinh quang của thế hệ trẻ Việt Nam

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (tháng 12/2002) đã tổng kết những truyền thống vinh quang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam với nội dung sau:

Một là, truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành

tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hai là, truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy

những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng

xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.

Ba là, truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong

các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.

Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hòa quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.

Bốn là, truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ

chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự… say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.

Học ở nhà trường, học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã hội luôn được các thế hệ thanh niên ta phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.

Phát huy những truyền thống quý báu nêu trên, gần 90 năm qua các thế hệ đoàn viên, hội viên, thanh niên ở nước ta đã tiếp bước theo nhau góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt nhiều thắng lợi hết sức to lớn, những kỳ tích vẻ vang trong thế kỷ XX làm cho Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta có vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.

2. Những bài học kinh nghiệm của phong trào thanh niên Việt Nam

2.1. Những bài học kinh nghiệm của phong trào thanh niên Việt Nam từ khi thành lập đến trước khi đổi mới (1931 - 1980) Nam từ khi thành lập đến trước khi đổi mới (1931 - 1980)

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (11/1980) đã tổng kết 4 bài học kinh nghiệm của Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trong 50 năm hoạt động, đó là:

Một là, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, xuất phát từ

quan điểm khoa học và cách mạng, luôn luôn đánh giá đúng và tin vào bản chất cách mạng, anh hùng của thế hệ trẻ nước ta, lấy đó làm căn cứ quan trọng để đề ra những chủ trương đúng đắn, phương pháp và hình thức thích hợp, phát huy sức mạnh và tiềm năng to lớn của tuổi trẻ.

Hai là, luôn luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền chủ

nghĩa xã hội của Đảng, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Lấy mục đích của Đảng làm ngọn cờ lý

tưởng, ngọn cờ chiến đấu, đoàn kết toàn bộ thế hệ trẻ xung quanh Đảng, đi đầu phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Làm thất bại những âm mưu thâm độc của mọi kẻ thù hòng đầu độc, lôi kéo thanh niên xa rời cách mạng

Ba là, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng

và tổ chức, quán triệt và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Đoàn; tổ chức Đoàn phải liên hệ mật thiết với thanh niên, làm cho toàn bộ thế hệ trẻ được tổ chức lại thành lực lượng, gắn liền với một cách hữu cơ công tác xây dựng Đoàn với xây dựng Đội Thiếu niên, Đội Nhi đồng và xây dựng Đảng.

Bốn là, công tác vận động thanh niên là sự nghiệp chung của toàn xã

hội mà Đoàn là nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác vận động và giáo dục thế hệ trẻ. Đoàn Thanh niên phải hết sức chủ động kết hợp chặt chẽ với cấp chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và gia đình để thống nhất chủ trương và có biện pháp cụ thể, đồng bộ; động viên sức mạnh tổng hợp vào tổ chức và giáo dục thế hệ trẻ. Từng bước xây dựng cơ chế bảo đảm phát huy vai trò chính trị của Đoàn và quyền làm chủ tập thể của thanh niên.

2.2. Những bài học kinh nghiệm của phong trào thanh niên Việt Nam trong thời kì đổi mới của đất nước Nam trong thời kì đổi mới của đất nước

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (12/2012) đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên cơ sở tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 2007 - 2012, như sau:

Một là, thường xuyên tạo môi trường cho thanh niên rèn luyện, trưởng

thành; khơi dậy và bồi dưỡng truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tính xung kích Cách mạng, tinh thần xung phong tình nguyện, sẵn sàng hy sinh của thanh niên; chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử của dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng cho thanh niên; phải hiểu được đặc điểm tâm lý, đánh giá đúng và đặt niềm tin vào sức mạnh to lớn của thanh niên để phát huy vai trò, vị trí của thanh niên trong mọi thời kỳ cách mạng.

Hai là, các cấp ủy đảng phải có nội dung, chương trình hành động về

công tác thanh niên; kịp thời kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá tình hình thanh niên, phát hiện những diễn biến mới trong thanh niên để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp. Thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng tổ

chức Đoàn vững mạnh và đội ngũ cán bộ đoàn ngang tầm nhiệm vụ; có chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ trẻ.

Ba là, Nhà nước không ngừng hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách

bồi dưỡng và phát huy thanh niên; tạo môi trường thậun lợi để thanh niên rèn luyện và phát triển; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên; định hướng và quản lý tốt để có một xã hội lành mạnh, an toàn cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành. Kịp thời động viên, biểu dương các cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác thanh niên.

Bốn là, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải không ngừng đổi

mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu qủa, phù hợp với trình độ, nhu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng thanh niên; tạo môi trường hấp dẫn, khơi dậy được sức mạnh, lòng nhiệt tình, tinh thần tình nguyện, sẵn sàng xả thân vì đất nước của thanh niên; cổ vũ thanh niên vươn lên lập thân, lập nghiệp, xung kích tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tích cực, chủ động tham mưu cho Đảng, phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác thanh niên.

Năm là, truyền thống quê hương, đất nước, dòng họ, gia đình, môi

trường xã hội, nền tảng tri thức, giáo dục trong nhà trường, tấm gương sáng của thế hệ cha anh, của thầy, cô giáo là yếu tố hết sức quan trọng, góp phần giáo dục, bồi dưỡng, phát triển thanh niên.

2.3. Những bài học kinh nghiệm của phong trào thanh niên Việt

Nam trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (12/2017) đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên cơ sở tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 2012 - 2017, như sau:

Một là, sự lãnh đạo của Đảng đóng vai trò quyết định đối với sự thành

công của công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Các cấp bộ đoàn phải chủ động, kiên trì, linh hoạt tham mưu cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Hai là, coi trọng xây dựng Đoàn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng,

tổ chức và hành động; trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của tình hình mới.

Ba là, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập

trung các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, những bất cập của Đoàn đã tồn tại trong thời gian dài; chỉ đạo, điều hành quyết liệt; sâu sát cơ sở, hướng về cơ sở và phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Bốn là, chủ động, thường xuyên nắm bắt tình hình, nhu cầu thanh niên,

lựa chọn phương thức tiếp cận phù hợp xu thế phát triển, có sức tác động mạnh đến thanh niên để định hướng, vận động, phát huy thanh niên. Triển khai phong trào phải xuất phát từ đời sống thanh niên, từ thực tiễn cơ sở, có chọn điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng.

Năm là, chú trọng phát huy các nguồn lực, công cụ, thiết chế của Đoàn,

đẩy mạnh công tác phối hợp với các ngành, tổ chức và xã hội hoá nguồn lực cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM

---

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)