Qúa trình thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 120 - 123)

IV. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

1. Qúa trình thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị quần chúng của Đảng. Nam và các tổ chức chính trị quần chúng của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nan Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ Bác có tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học có tên là Nguyễn Tất Thành. Lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nô lệ, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng dân tộc.

Ngày 5/6/1911, ở bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp cho một tàu buôn Pháp và ra nước ngoài hoạt động. Người đã đi

đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ làm đủ nghề lao động chân tay để kiếm sống và học tập, hăng hái hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất của Lênin về “Vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Đây là bước ngoặt quyết định đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạnh giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam khi mới 30 tuổi. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước và từng bước vạch đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam

Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô. Ở đó, Người có điều kiện học tập, nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, tham gia hoạt động các tổ chức Quốc tế Cộng sản và tiếp tục phát triển thêm những quan điểm chính trị của mình. Đặc biệt, Người rất chú ý nghiên cứu chế độ mới ở Liên Xô, trong đó quan tâm sâu sắc đến vấn đề nhi đồng và tổ chức Đội của các em. Tác giả Trần Dân Tiên kể lại: “Vì ông Nguyễn rất yêu trẻ con nên ông nghiên cứu kĩ vấn đề Nhi đồng ở Liên Xô”.

Tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu Trung Quốc trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6 năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở những lớp huấn luyện cán bộ, ra tờ báo Thanh niên và tác phẩm “Đường Cách mệnh”. Nội dung cơ bản của tác phẩm đã phác thảo đường lối cách mạng Việt Nam, trong đó trình bày những tư tưởng cơ bản về xây dựng Đảng và các tổ chức của quần chúng như phụ nữ, thanh niên, công nhân và nông dân…

Ngày 03/02/1930, tại bán đảo Cửu Long (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập và thông qua Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt do người khởi thảo. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta.

1.2. Nhóm thiếu nhi cách mạng đầu tiên của Đảng

Từ giữa năm 1925 đến giữa năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã chọn 8 em thiếu nhi Việt kiều ở Thái Lan đưa sang Quảng Châu để bồi dưỡng thành hạt nhân của Đoàn Thanh niên sau này. Tám thiếu niên này được Bác Hồ tổ chức thành một lớp học riêng gồm: Lý Tự Trọng, Lý

Văn Minh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Tự, Lý Nam Thanh, Lý Trí Thông, Lý Phương Đức và Lý Phương Thuận. Sau đó, tám thiếu niên này đều trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản thực hiện nhiệm vụ cách mạng của mình theo sự phân công, trong đó có Lý Tự Trọng về nước hoạt động.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, các chi bộ ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Thái Bình đã tập hợp được nhiều đội viên thiếu niên cách mạng sinh hoạt trong các Đội Đồng Tử quân. Trong thời kì 1936 - 1939, dưới sự hướng dẫn của Đoàn Thanh niên Dân chủ, nhiều tổ chức Hồng Nhi đoàn được thành lập ở một số tỉnh như Hà Đông, Nam Định, Hải Phòng… Nhiều đội viên hoạt động rất hăng hái trong các đội kích, đội múa, đội ca nhạc, đội bóng… Tổ chức Đội Thiếu niên từng bước được hình thành.

1.3. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) với việc ra đời Đội Nhi đồng Cứu quốc ngày 15/5/1941 Nhi đồng Cứu quốc ngày 15/5/1941

Tháng 02/1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh bí mật về nước ở vùng Pắc Pó (Cao Bằng) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng được triệu tập do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Từ sự phân tích diễn biến của tình hình trên thế giới và trong nước, Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh và tổ chức ra các đoàn thể cứu quốc của Việt Minh. Hội nghị đã quyết định thành lập Hội Nhi đồng cứu vong là đoàn thể cứu quốc của trẻ em từ 10 - 11 tuổi trở lên đến 15 - 16 tuổi và giao cho Đoàn phụ trách công tác thiếu nhi.

Ngày 15/5/1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập gồm 5 đội viên đầu tiên: Nông Văn Dền (bí danh là Kim Đồng), Nông Văn Thàn (bí danh là Cao Sơn), Lý Văn Tinh (bí danh là Thanh Minh), Lý Thị Nì (bí danh là Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (bí danh là Thanh Thủy). Anh Kinh Đồng được bầu làm đội trưởng. Hội Nhi đồng Cứu quốc được Mặt trận Việt Minh coi là một thành viên của mình.

Ngày 15/5/1941 trở thành ngày thành lập của Đội TNTP Hồ Chí Minh, mở đầu cho lịch sử vẻ vang của Đội TNTP và phong trào thiếu nhi Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và phụ trách của Đoàn Thanh niên.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng những vấn đề cơ bản về lý luận công tác đoàn hội đội (Trang 120 - 123)