Các thang đo của mô hình nghiên cứu lý thuyết

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH TRƯỜNG HỢP NGÀNH THỜI TRANG TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 55 - 60)

Từ kết quả phỏng vấn đại diện khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn tay đôi 20 người tiêu dùng xanh, mô hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh trong ngành thời trang tại Tp. Hồ Chí Minh được khẳng định bởi 5 thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu với tổng cộng 31 biến quan sát.

Bảng 3.3 Các thang đo của mô hình nghiên cứu lý thuyết

STT Biến Biến quan sát Nguồn

Thái độ

1 TD1

Tiêu dùng xanh giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Ajzen (1991), Kalafatis (1999), Laroche và cộng sự (2001), Mostafa (2007), Chen và cộng sự (2010), Vazifehdousta (2013), Viên (2013), Phước (2015), Lim et al (2016), Paul và cộng sự (2016), Yadav và cộng sự (2016), Hiếu (2018), Ngân (2018), Định (2018), Huyền (2018).

- Kết quả phỏng vấn đại diện đối tượng khảo sát.

2 TD2 Tiêu dùng xanh giúp giảm lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

3 TD3

Tiêu dùng xanh là cách thể hiện thái độ tích cực đối với môi trường.

4 TD4 Tiêu dùng xanh là một ý tưởng hay, thu hút.

5 TD5 Chất lượng của các sản phẩm xanh rất tốt.

Sự quan tâm về môi trường

6 QT1 Tôi luôn quan tâm đến vấn đề về môi trường. - Mainieri và cộng sự (1997), Johri và cộng sự (1998), Kalafatis (1999), Kollmuss và cộng sự (2002), Kim và cộng sự (2005), Samarasinghe (2012), Viên (2013), Lan Anh (2013), Duyên (2018).

7 QT2

Tôi cho rằng việc nâng cao nhận thức về môi trường là điều rất quan trọng.

8 QT3

Tôi cho rằng sử dụng sản phẩm xanh là thể hiện sự quan tâm đến môi trường.

9 QT4 Tôi thích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Kết quả phỏng vấn đại diện đối tượng khảo sát.

10 QT5 Tôi nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng các sản phẩm xanh.

Ảnh hưởng xã hội

11 XH1 Bạn bè khuyến khích tôi nên dùng sản phẩm xanh. - Ajzen (1991), Feick và cộng sự (2003), Lee (2008), Bindah và cộng sự (2012), Viên (2013), Hessami và cộng sự (2013), Lan Anh (2013), Phước (2015). - Kết quả phỏng vấn đại diện đối

tượng khảo sát. 12 XH2 Gia đình khuyến khích tôi nên

dùng sản phẩm xanh.

13 XH3 Xã hội khuyến khích tôi nên dùng sản phẩm xanh.

14 XH4

Mọi người tin rằng hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của tôi sẽ tác động tích cực đến môi trường, xã hội.

15 XH5

Thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng khiến tôi muốn dùng thử sản phẩm xanh.

Cảm nhận về tính hiệu quả

16

HQ1 Tôi nghĩ rằng mình có khả năng giúp giải quyết các vấn đề về môi trường.

- Kinnear và cộng sự (1974), Ellen và cộng sự (1991), Wiener (1993), Straughan và cộng sự (1999), Viên (2013), Lan Anh (2013), Phước (2015), Hiếu (2018).

17 HQ2

Tôi nghĩ rằng, hành vi bảo vệ môi trường của bất kỳ một cá nhân nào cũng rất hữu ích.

18 HQ3

Tôi cho rằng có thể bảo vệ môi trường bằng cách tiêu dùng các sản phẩm xanh.

- Kết quả phỏng vấn đại diện đối tượng khảo sát.

19 HQ4

Tôi hiểu rõ sử dụng sản phẩm xanh sẽ tác động đến môi trường và người tiêu dùng khác.

20 HQ5

Tôi cho rằng, tham gia bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích gia đình và bạn bè cùng tham gia.

Sự nhận biết sản phẩm xanh

21 NB1 Tôi biết về sản phẩm xanh thông qua bạn bè.

- Johri và cộng sự (1998), Laroche và cộng sự (2001), Lan Anh (2013), Linh (2013).

- Kết quả phỏng vấn đại diện đối tượng khảo sát.

22 NB2 Tôi biết về sản phẩm xanh thông qua gia đình.

23 NB3 Tôi biết về sản phẩm xanh thông qua các phương tiện truyền thông. 24 NB4 Tôi biết về sản phẩm xanh thông

qua quảng cáo.

25 NB5

Tôi biết về sản phẩm xanh thông qua tìm hiểu kiến thức và thông tin liên quan.

Ý định tiêu dùng xanh

26 GPI1 Tôi muốn sử dụng sản phẩm xanh.

- Baker và cộng sự (1977) , Taylor và cộng sự (1995), Ling-

Các thang đo của mô hình nghiên cứu lý thuyết là cơ sở để điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát đưa vào nghiên cứu (Phụ lục 01). Chi tiết của 5 thang đo và mô hình nghiên cứu lý thuyết như sau:

- Thang đo Thái độ (TD) có 5 biến quan sát: TD1, TD2, TD3, TD4, TD5;

- Thang đo Sự quan tâm về môi trường (QT) có 5 biến quan sát: QT1, QT2, QT3, QT4, QT5;

- Thang đo Ảnh hưởng xã hội (AH) có 5 biến quan sát: AH1, AH2, AH3, AH4, AH5;

- Thang đo Cảm nhận về tính hiệu quả (HQ) có 5 biến quan sát: HQ1, HQ2, HQ3, HQ4, HQ5;

- Thang đo Sự nhận biết sản phẩm xanh (NB) có 5 biến quan sát: NB1, NB2, NB3, NB4, NB5;

- Thang đo Ý định tiêu dùng xanh (GPI) có 6 biến quan sát: GPI1, GPI2, GPI3, GPI4, GPI5, GPI6.

27 GPI2 Tôi nghĩ ngay đến sản phẩm xanh khi có nhu cầu.

Yee (1997), Chan (2001), Viên (2013), Lan Anh (2013), Wu và cộng sự (2014), Norazah (2016), Phước (2015), Định (2018), Ngân (2018).

- Kết quả phỏng vấn đại diện đối tượng khảo sát.

28 GPI3 Tôi sẽ tiêu dùng sản phẩm xanh nếu tôi thấy sản phẩm xanh. 29 GPI4 Tôi sẽ chủ động tìm kiếm sản

phẩm xanh để tiêu dùng.

30 GPI5 Tôi không nghĩ đến việc lựa chọn thay thế sản phẩm khác.

31 GPI6 Tôi sẽ khuyến khích và gợi ý mọi người tiêu dùng sản phẩm xanh.

Dựa trên cơ sở thang đo chính thức, tiến hành thiết lập Bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH TRƯỜNG HỢP NGÀNH THỜI TRANG TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)