Đóng góp của nghiên cứu và hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH TRƯỜNG HỢP NGÀNH THỜI TRANG TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 88)

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu bổ sung vào hệ thống thang đo các khái niệm: Thái độ, sự quan tâm đến môi trường, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận về tính hiệu quả và sự nhận biết sản phẩm xanh. Ngoài ra, nghiên cứu đóng góp cho lý thuyết về ý định tiêu dùng xanh được đa dạng và phong phú hơn.

Về mặt thực tiễn, các vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể đã và đang ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường nhưng để cải thiện tình trạng này cần nhiều hơn sự nỗ lực của con người. Tiêu dùng xanh không chỉ là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mà còn là hoạt động kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Dù hiện nay, tiêu dùng xanh đã có nhiều sự phát triển song quá trình chuyển đổi từ nhận thức đến hành động của người tiêu dùng còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để hiểu rõ hơn về các nhân tố này, có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh đối với các sản phẩm như: Thực phẩm, nhu yếu phẩm, thiết bị thông minh tiết kiệm năng lượng,... Trong khi đó, nhu cầu ăn mặc là một trong những nhu cầu cơ bản của con người thì nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh trong ngành thời trang sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho môi trường, cho doanh nghiệp và cho người tiêu dùng. Hay nói cách khác, kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra một số hàm ý quản trị với mục tiêu thúc đẩy phong trào tiêu dùng xanh tại Tp. Hồ Chí Minh, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh hiểu biết hơn nữa về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh.

5.2.2 Hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu này đem lại một số hàm ý cho các nhà quản trị tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

5.2.2.1Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trong ngành thời trang tại Tp. Hồ Chí Minh. Có nghĩa là, ý định của người tiêu dùng bị tác động khá nhiều bởi môi trường xung quanh như gia đình, bạn bè, các thông tin, phương tiện đại chúng,… Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát (Phụ lục 07) cho thấy có đến 50,8% người tiêu dùng đồng ý về mức độ ảnh hưởng của bạn bè đối với ý định tiêu dùng xanh của họ và 47,2% người tiêu dùng đồng ý rằng ý định tiêu dùng xanh của họ bị tác động bởi xã hội.

Vì vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động mang thông điệp xanh nhằm tác động đến ý định tiêu dùng xanh của từng cá nhân.

• Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nên tác động vào ý định của người tiêu dùng thông qua tuyên truyền. Các dự án tuyên truyền, các chiến dịch quảng cáo sẽ tận dụng sức mạnh ảnh hưởng xã hội giúp nâng cao sự quan tâm, nhận thức của người tiêu dùng đến các vấn đề môi trường, cũng như gia tăng ý định tiêu dùng xanh. Một số hoạt động có thể sẽ mang lại hiệu quả tốt như: Đạp xe tuyên truyền với đồng phục áo được may từ vải có nguồn gốc thân thiện với môi trường, tặng các sản phẩm eco-friendly (áo, nón, túi vải tái chế,…) cho các tập thể, nhóm bạn trẻ cùng nhau thực hiện những hành động đẹp, có ý nghĩa với môi trường.

• Đối với các tổ chức hoạt động vì môi trường

Cần tổ chức nhiều hơn các chương trình như: Khu phố xanh, tôi yêu rác, môi trường sinh thái.... Các hoạt động này có thể được đại diện bởi các nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội (diễn viên, ca sĩ nổi tiếng hay những người có uy tín trong các lĩnh vực khác) để dẫn dắt hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Các dự án này có thể phát huy tính tập thể của cộng đồng, đồng thời hình thành ý thức bảo vệ môi trường cũng như giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được với các sản phẩm xanh (thời trang xanh).

5.2.2.2Sự quan tâm đến môi trường và sự nhận biết sản phẩm xanh

Việc nâng cao sự quan tâm môi trường của người tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên quá trình này cần nhiều thời gian và nỗ lực lâu dài từ nhiều phía. Mối quan tâm về môi trường tác động nhiều đến ý định tiêu dùng xanh. Điều này được thể hiện cụ thể thông qua Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát (Phụ lục 07), có đến 47,9% người tiêu dùng đồng ý rằng họ nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng các sản phẩm xanh đối với môi trường và 39,3% người tiêu dùng cho rằng việc nâng cao nhận thức về môi trường là điều rất quan trọng. Những người tiêu dùng có mức độ quan tâm đến môi trường cao hơn sẽ có ý định tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường nhiều hơn, từ đó tạo động lực để họ tìm kiếm thông tin nhiều hơn trong đó có các thông tin về những sản phẩm thân thiện với môi trường, cụ thể là sản phẩm xanh (thời trang xanh).

Theo Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát, 59,40% người tiêu dùng biết đến thông tin của các sản phẩm xanh thông qua phương tiện truyền thông. Đây là dữ liệu quan trọng mang có ích với các doanh nghiệp và tổ chức trong việc tạo dựng kiến thức về sản phẩm xanh trong tâm trí người tiêu dùng. Người tiêu dùng cần phân biệt được sản phẩm xanh so với sản phẩm truyền thống khác, biết được sản phẩm xanh ngoài các tính năng thông thường còn là sản phẩm thân thiện với môi trường. Đối với các sản phẩm thời trang xanh, người tiêu dùng sẽ bị thu hút nếu như thời trang xanh trở thành xu hướng. Nếu các sản phẩm này ngoài mục đích thân thiện với môi trường nhưng kiểu dáng đẹp, chất liệu tốt thì có thể ý định tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng sẽ cao. Nhận thức tốt về các vấn đề môi trường cùng với sự nhận biết về sản phẩm xanh sẽ gia tăng ý định lựa chọn các sản phẩm thời trang xanh.

- Cần đảm bảo được các yếu tố cơ bản để sản phẩm thời trang xanh thật sự thu hút người tiêu dùng như: thân thiện với môi trường, kiểu dáng đẹp, bắt kịp xu hướng,…

- Xác định đối tượng nắm quyền quyết định sử dụng sản phẩm đối với các nhóm người tiêu dùng điển hình như người nội trợ trong gia đình. Định hướng tốt cho đối tượng này, họ sẽ là người quyết định lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm xanh, từ đó hình thành xu hướng tiêu dùng cho gia đình, rộng hơn là toàn xã hội;

- Tiếp tục đẩy mạnh kênh tuyên truyền thông qua báo chí và internet (Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát thì 20,10% người tiêu dùng biết các thông tin về sản phẩm xanh thông qua kênh phương tiện truyền thông). Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, phù hợp với đối tượng đặc thù ở mỗi kênh như độ tuổi, sở thích, nghề nghiệp,…

- Đẩy mạnh mức độ phổ biến của các sản phẩm bằng cách mời nhân vật nổi tiếng, các cá nhân có sức ảnh hưởng, có tiếng nói như KOL, celebrity, … tuyên truyền các kiến thức về sản phẩm xanh để người tiêu dùng có thể nhận diện, phân biệt được các sản phẩm xanh.

5.2.2.3Cảm nhận về tính hiệu quả

Theo Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát (Phụ lục 07), có 37% người tiêu dùng đồng ý rằng hành vi bảo vệ môi trường của bất kỳ cá nhân nào cũng rất có ích và 30% người tiêu dùng cho rằng cá nhân họ nghĩ rằng mình có khả năng giúp giải quyết các vấn đề về môi trường, việc sử dụng sản phẩm xanh sẽ tác động đến môi trường và người tiêu dùng khác. Thuyết phục người tiêu dùng có lòng tin đối với các sản phẩm xanh thì cần phải để người tiêu dùng thấy được hiệu quả thật sự.

- Đi cùng với tuyên truyền, giáo dục là các minh chứng rõ ràng từ nghiên cứu khoa học, đảm bảo được rằng tiêu dùng xanh của từng cá nhân mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho môi trường chung;

- Có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn, khảo sát về cảm nhận của người tiêu dùng sau khi sử dụng sản phẩm xanh. Chứng minh hiệu quả sản phẩm xanh mang lại không chỉ hiệu quả tích cực cho môi trường mà còn được sử dụng hiệu quả như các sản phẩm thông thường.

5.2.2.4Thái độ

Như đã đề cập ở trên, thái độ là nhân tố tác động đến ý định theo xu hướng thái độ càng thuận lợi thì ý định thực hiện hành vi càng lớn tương ứng với thái độ tích cực càng cao thì ý định tiêu dùng xanh càng nhiều. Có 41,6% người tiêu dùng đồng ý rằng tiêu dùng sản phẩm xanh là góp phần giúp lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên và 39,6% cho sự đồng

ý về việc tiêu dùng sản phẩm xanh là giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đây cũng là cơ sở nền tảng cho luận điểm thái độ về môi trường tác động đồng biến đến ý định tiêu dùng xanh. Từ đây, nghiên cứu đưa ra một vài hàm ý quản trị như sau:

- Định hướng về môi trường, về tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh từ trong giáo dục. Giáo dục sẽ hình thành thái độ tích cực đối với môi trường cho các em học sinh, xây dựng nền móng cho xu hướng “xanh” về mọi phương diện. Với mục đích thông qua các em, sẽ tạo hiệu ứng lan toả đến gia đình và người thân, dần hình thành xu hướng trong toàn xã hội;

- Thay đổi thái độ bằng cách tạo dựng sự tin cậy đối với tiêu dùng xanh. Đảm bảo những cam kết từ nhà cung cấp sản phẩm xanh phải thống nhất và mang lại hiệu quả thật sự như lời cam kết. Từ đó, mới tạo được thiện cảm, sự tin tưởng giúp thay đổi thái độ của người tiêu dùng;

- Thay đổi thái độ bằng cách tạo dựng hình ảnh thương hiệu. Doanh nghiệp, nhà sản xuất cần tuân thủ tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, tiết kiệm năng lượng, xử lý chất thải đúng quy trình hay tích cực tổ chức các chương trình truyên truyền, kêu gọi bảo vệ môi trường, đào tạo công nhân viên có ý thức với môi trường sinh sống và làm việc.

5.3Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. 5.3.1 Hạn chế 5.3.1 Hạn chế

Bên cạnh những hàm ý quản trị được nêu trên, nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:

- Mô hình nghiên cứu mới chỉ ra được một phần các nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh, vẫn còn các nhân tố khác chưa được khám phá;

- Mô hình nghiên cứu chỉ dừng lại ở ý định tiêu dùng xanh, chưa đi đến hành vi tiêu dùng xanh;

- Phạm vi nghiên cứu trong địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, do đó không thể áp dụng cho hoàn toàn với các địa bàn, khu vực khác;

- Nghiên cứu thực hiện với đối tượng khá rộng là về thời trang xanh, chưa được cụ thể hoá về một sản phẩm nhất định.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

- Xác định thêm các nhân tố mới ngoài các nhân tố đang có, nghiên cứu hiện tại giải thích được 88,8% sự biến thiên của ý định tiêu dùng xanh;

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh;

- Sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác suất – lấy mẫu ngẫu nhiên để mẫu khảo sát có thể có độ tin cậy về tính đại diện;

- Khả năng tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu được thực hiện nghiên cứu thành phố lớn khác ở Việt Nam;

- Tiến hành nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, hành vi tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh nhưng trường hợp nghiên cứu riêng biệt cho một loại sản phẩm cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Abigail Beall, 2020. Nên làm gì với quần áo cũ và khi chọn thời trang? https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53737823. [Ngày truy cập: 22/08/2020]. 2. Báo cáo Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng, Nielsen (2017).

3. Bích Ngọc, 2020. Hình thành xu hướng "Tiêu dùng xanh" để phát triển bền vững. http://consosukien.vn/hinh-thanh-xu-huong-tieu-dung-xanh-de-phat-trien-ben- vung.htm. [Ngày truy cập: 15/03/2021]

4. TS. Cao Minh Trí và Nguyễn Kiều Linh, 2018. Ý định tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh tại Tp. Hồ Chí Minh. Ý định tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh tại Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/y-dinh-tieu-dung- san-pham-thoi-trang-xanh-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-54481.htm.

5. Đinh Thị Kiều Nhung (2016), Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại Tp. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Tài chính - Marketing. https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/mot-so-yeu-to-anh-huong-den-hanh- vi-tieu-dung-xanh-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-338154.html.

6. Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại thành phố Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, số 5A, trang 199–212.

7. Huỳnh Thị Thuỳ Linh, 2013. Marketing xanh và các tác động của nó đến hành vi tiêu dùng: nghiên cứu trên sản phẩm túi thân thiện môi trường tại tỉnh Long An. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 8. Huỳnh Ngọc Duyên, 2018. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh: Trường

hợp xăng sinh học E5 tại Tp. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

9. Hoàng Thị Hương Thảo, 2013. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, chiến lược marketing xanh, danh tiếng doanh nghiệp và kết quả kinh doanh: Nghiên cứu doanh nghiệp du lịch lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

10.Lê Thị Kim Ngân, 2018. Các yếu tố của thương hiệu xanh tác động đến ý định tiêu dùng lại sản phẩm xanh – nghiên cứu trường hợp túi nilon tự hủy sinh học của người tiêu dùng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

11.Lê Thị Huyền, 2018. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Bình Phước. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

12.Mai Ngọc Định, 2018. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh của người tiêu dùng ở các kênh bán lẻ hiện đại tại Tp. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

13.Nguyễn Thị Minh Hiếu, 2018. Ảnh hưởng của thương hiệu xanh đối với ý định tiêu dùng hàng xanh: Trường hợp nghiên cứu đối với người tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp xanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

14.Nguyễn Đan Thi, 2013. Đánh giá tác động của công cụ tiếp thị xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

15.Nguyễn Bá Phước, 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ - nghiên cứu tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

16.Nguyễn Thị Lan Anh, 2015. Các nhân tố tác động đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH TRƯỜNG HỢP NGÀNH THỜI TRANG TẠI TP HỒ CHÍ MINH (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)