Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (Trang 28 - 30)

Nguyên tắc thứ sáu: Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần,

danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật37

Nguyên tắc này được xem, “không chỉ là nguyên tắc riêng trong kỷ luật mà

còn là nguyên tắc chung của mọi hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý”38. Suy cho

cùng, cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm trong thời gian tác họ vẫn là một con người, một công dân. Cho nên họ vẫn có những quyền quan trọng của con người được Hiến pháp quy định. Theo đó, tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,

xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

1.3.4 Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu hưu

Việc xác định thẩm quyền có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước và thực thi công vụ. “Xác định hợp lý người có thẩm quyền thẩm quyền xử lý kỷ luật bảo đảm phục vụ tốt nhất yêu cầu duy trì, củng cố kỷ luật công vụ, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cũng như các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, sát với thực tế của việc xử lý vi phạm và khả năng bảo đảm pháp chế, dân chủ trong xử lý vi

phạm”39.Trong xử lý kỷ luật, việc xác định đúng thẩm quyền xử lý là khâu quan

trọng của quy trình xử lý. Điều này làm cho việc xử lý kỷ luật được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn trong phạm vi phân định nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Bởi khi xác định chính xác thẩm quyền ngay từ đầu, thì mới có thể khởi động các giai đoạn tiếp theo và không làm mất thời gian trong quy trình xử lý kỷ luật.

XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019. Thẩm quyền XLKL CB, CC đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định chi tiết ở Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

“Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:

1. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các chức vụ, chức danh khác có liên quan.

2. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

37 Khoản 7 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 9 năm 2020 quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

38 Nguyễn Minh Đoan (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 138. 39 Vũ Thư (2020), “Một số vấn đề về hoàn thiện chế định trách nhiệm kỷ luật hành chính ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 06), tr. 14.

3. Đối với người giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước

do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.”40

Để tiếp cận vấn đề này, ở đây tác giả chia thành hai nhóm đối tượng khác nhau để trình bày với mục đích thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu và làm rõ tách bạch quy định của pháp luật.

a) Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Pháp luật luôn đặt ra những nguyên tắc và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Muốn biết được nguyên tắc để xác định chính xác thẩm quyền trong xử lý kỷ luật cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu như thế nào; đầu tiên phải biết được cán bộ là ai. Như đã trình bày, cán bộ là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến địa phương, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Dựa vào tính chất lãnh đạo, quản lý sẽ có cán bộ nắm giữ chức vụ lãnh đạo và cán bộ không nắm giữ chức vụ lãnh đạo. Theo cách hiểu cán bộ đã nói ở trên, “trong cơ quan

hành chính nhà nước chỉ có cán bộ lãnh đạo41. Chính vì thế, thẩm quyền xác định ở

đây là thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ là lãnh đạo, quản lý. Từ sự khái quát cách hiểu về cán bộ, có thể hiểu: “Theo nguyên tắc chung, trường hợp người vi phạm là cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước thuộc cấp nào phê chuẩn, bổ nhiệm, nếu vi phạm pháp luật thì người đứng đầu cấp đó (từ Thủ tướng Chính Phủ

trở xuống) xem xét và ra quyết định kỷ luật”42. Do đó, có thể suy luận ra rằng những

chủ thể có thẩm quyền phê chuẩn và bổ nhiệm cán bộ lúc đương nhiệm cũng chính là những chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Đối chiếu với quy định tại Điều 22 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối người đã nghỉ việc, nghỉ hưu, có thể thấy, luật quy định theo hướng thẩm quyền xử lý kỷ luật dựa vào hình thức xử lý kỷ luật. Cụ thể thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu như sau:

Thứ nhất, trường hợp cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật bằng hình

thức xóa tư cách chức vụ, chức danh thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất của cán bộ sẽ là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật cán bộ. Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các chức vụ, chức danh khác có liên quan.

Thứ hai, trường hợp cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật bằng hình

thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên, nguyên tắc này vẫn có những ngoại lệ nhất định. Đó là đối với cán bộ đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà lúc đương nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ sẽ là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

40 Điều 22 Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 9 năm 2020 quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

41 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 559.

42 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 559.

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)