Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (Trang 64 - 66)

Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay chưa thật sự tốt và còn nhiều hạn chế.

Muốn xử lý kỷ luật được cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu thì phải phát hiện ra có hành vi vi phạm trong lúc đang đương nhiệm. Mà việc phát hiện ra hành vi vi phạm là thông qua quá trình thanh tra, giám sát từ các cơ quan nhà nước. Việc kiểm tra công vụ thường xuyên được tiến hành bởi chính cơ quan của cán bộ, công chức đó và cơ quan cấp trên trực tiếp. Việc phát hiện và xác minh vi phạm trên thực tế còn tồn tại nhiều khó khăn do các vi phạm đã xảy ra trong một khoảng thời gian khá lâu. Nhiều vi phạm khó phát hiện nên quan trọng không phải là xử lý, mà là có phát hiện vi phạm lúc đang đương nhiệm của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được hay không.

Đơn cử là việc thanh tra trong vấn đề tham nhũng. Theo báo cáo về công tác Phòng chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ năm 2020 như sau: “về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, toàn ngành thanh tra đã triển khai 4.706 cuộc thanh tra hành chính và 150.560 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã…chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 124 vụ, 118 đối tượng. Kết quả kiểm toán, đã kiến nghị…chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua kiểm toán sang Cơ quan Cảnh sát điều tra; 02 vụ việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 508 vụ án,

1.186 bị can phạm tội về tham nhũng.”124. Qua số liệu báo cáo trên, có thể thấy rằng việc triển thanh các cuộc thanh tra thì được tiến hành với số lượng hàng ngàn nhưng kết quả đạt được thì rõ ràng chỉ ở số lượng hàng trăm. Với con số như vậy, rõ ràng sẽ tạo ra sự hoài nghi về chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước hiện nay. Nếu không phát hiện ra vi phạm lúc còn đang đương chức thì khi nghỉ việc, nghỉ hưu còn khó phát hiện vi phạm hơn. Bởi vì đã trải qua một thời gian dài “im hơi lặng tiếng”. Ngoài ra, việc phát hiện các vi phạm còn chưa kịp thời và xử lý kỷ luật chỉ đặt ra khi có vụ việc liên quan và bị kéo ra từ một vi phạm khác chứ sự chủ động để xử lý còn ít.

Thứ hai, người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật luôn có tâm lý sợ bị cho rằng quản lý không nghiêm, để xảy ra nhiều lỗi công vụ trong cơ quan, đơn vị mình.

Yếu tố tâm lý, nhận thức là quan trọng mà hiện nay chưa được trang bị tốt để thực hiện một cách hiệu quả quy định này. “Đó là tâm lý sợ ảnh hưởng đếnuy tín cơ

quan khi trong báo cáo xuất hiện nhiều trường hợp cán bộ mình vi phạm”125. Sự nể

nang cá nhân, tâm lý cố tình bao che; khi có sai phạm thì “đóng cửa bảo nhau” ở một số cơ quan, tổ chức dẫn đến việc khó phát hiện vi phạm của cán bộ, công chức để xử lý. Chứ chưa nói đến lúc nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện ra vi phạm lúc đang đương nhiệm. Với tâm lý cả nể trong xử sự bao lâu nay của những người trong cơ quan nhà nước. Mặc dù phát hiện ra hành vi vi phạm sau khi đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng các vi phạm lớn, có để lại hậu quả thì mới được xem xét xử lý. Những vi phạm nhỏ thường ít được quan tâm và các hành vi vi phạm này lại ở mức độ nhẹ thì vẫn không thể xử lý được. Cho nên dù có vi phạm nhưng nhu cầu xử lý không trở nên bức thiết thì cũng dễ bỏ qua.

Thứ ba, việc phê bình, tự chỉ trích, nhận lỗi, từ chức của cán bộ, công chức vẫn chưa được chú ý thực hiện tự giác ở các cơ quan, tổ chức cũng như từng cá nhân vi phạm.

Vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức (cả Trung ương và địa

phương) có biểu hiện tính chủ quan và sức ỳ của tư duy nhận thức, khả năng thay đổi

hành vi hạn chế trước phản ánh của Nhân dân”126. Đa phần đội ngũ cán bộ, công

chức là Đảng viên cho nên việc học tập Nghị quyết về vấn đề này là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng. Tuy nhiên, có nơi được thực hiện nghiêm túc. Nhưng cũng có nơi thực hiện “cho có” và “hời hợt”. Mặc dù có tuyên truyền trong Nghị quyết, đồng thời nằm trong nhiều bản kiểm điểm cán bộ, đảng viên nhưng đây cũng chỉ là những lời chắp bút cho hay, viết cho đầy đủ để có được những ưu điểm và khuyết điểm.

Thứ tư, có sự hạn chế nhất định từ các chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Một số bộ phận cán bộ, công chức có thẩm quyền trong xử lý kỷ luật người đã nghỉ việc, nghỉ hưu chưa nhận thức và thực hiện đúng quyền hạn được giao của mình. Thiếu trách nhiệm hoặc không thực hiện hết chức trách của mình trong thực

124 https://thanhtra.gov.vn/xem-chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/Content/quoc-hoi-cho-y-kien-bao-cao-cua- chinh-phu-ve-cong-tac-pctn-nam-2020?6006561 (truy cập ngày 03/6/2021).

125 Cao Thị Hà (2012), “Kỷ Luật Cán bộ, Công chức – Cần một nhận thức nghiêm túc hơn”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 201), tr. 76.

126 Phan Huy Hùng (2019), “Tự chỉ trích, nhận lỗi, từ chức của cán bộ, công chức hiện nay: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nội chính, (số 68), tr. 40.

thi nhiệm vụ, dẫn đến “bỏ lọt” nhiều hành vi vi phạm. Tình trạng bao che vi phạm kỷ luật còn tồn tại nhiều trong các cơ quan, tổ chức. Đặc biệt, những vụ việc nghiêm trọng do vi phạm hình sự thường có tính hệ thống cho nên khó xử lý. Các hành vi vi phạm như đã nêu đa phần có tính tổ chức và hệ thống với dây chuyền chặt chẽ. Thậm chí liên quan đến nhiều chức danh quản lý chủ chốt quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Trước khi có quy định thì với tâm thế không bị xử lý thì người có thẩm quyền cũng không có chủ ý thu thập cũng như xác minh vi phạm nhằm xử lý kỷ luật. Điều này cho thấy rằng: vấn đề áp dụng ngay một quy định truy cứu trách nhiệm cho người

Một phần của tài liệu Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)